ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỢI TÔM Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH

Ngày nhận bài: 07-07-2022

Ngày duyệt đăng: 27-01-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thắng, V., & Giang, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỢI TÔM Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(1), 40–52. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1087

ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỢI TÔM Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH

Võ Trọng Thắng (*) 1 , Nguyễn Văn Giang 1

  • 1 Phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản
  • Từ khóa

    Hiện trạng, nguồn lợi tôm, sản lượng tôm, trữ lượng tôm, Hải Phòng - Quảng Ninh

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm xác định hiện trạng nguồn lợi tôm ở vùng biển ven bờ Hải Phòng-Quảng Ninh.Trong giai đoạn 2013-2019, đã có 88 mẻ lưới được thu thập trong 4 chuyến khảo sát đại diện mùa gió Đông Bắc và Tây Nam bằng tàu đánh lưới kéo đơn tôm. Điều tra đánh lưới thu mẫu theo mạng trạm cố định thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 53 loài tôm thuộc 23 giống và 10 họ, họ tôm he có số loài phong phú nhất với 29 loài. Đã cập nhật, bổ sung 25 loài tôm trong đó có 12 loài tôm he, 8 loài tôm tít và xác định được 25 loài tôm kinh tế cho vùng biển nghiên cứu. Sản lượng nguồn lợi tôm chiếm 18,31% tổng sản lượng khai thác, trong đó vùng biển ven bờ chiếm 30,34% cao hơn vùng lộng (12,92%). Năng suất khai thác tôm trong mùa gió Tây Nam cao hơn mùa gió Đông Bắc, trung bình đạt 7,31 kg/giờ. Mật độ phân bố trung bình vùng biển đạt 303,56 kg/km2, trữ lượng nguồn lợi tôm vùng biển ước tính khoảng 2.494 tấn ở mùa gió Đông Bắc và 5.116 tấn ở mùa gió Tây Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số thông tin góp phần cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi tôm một cách bền vững.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2018). Thông tư Số: 19/2018/TT-BNNPTNT. Thông tư hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018.

    Bộ NN&PTNT (2022). Thông tư Số: 01/2022/TT-BNNPTNT. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản, Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2022.

    Carpenter K.E. & Niem V.H. (1998). FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of the western Central Pacific. Vol 2: Cephalopods, crustaceans, holothurians and sharks. Rome: FAO.

    Chính Phủ (2019). Nghị định Số: 26/2019/NĐ-CP. Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản. Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2019.

    Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Tiến Cảnh, Mai Hữu Thạnh & Nguyễn Quốc Lập (2001). Điều kiện môi trường và nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ Thanh Hóa. Tuyển Tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển (Tập II). Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 175-198.

    Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Chung, Phạm Ngọc Đẳng & Nguyễn Công Con (1995). Khu hệ tôm biển Việt Nam - Thành phần loài, phân bố, phân loại. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

    Holthuis L.B. (1980). FAO species catalogue. Vol 1. Shrimp and prawns of the World. An Annotated Catalogue of species of interest to Fisheries. 271p.

    Jennings S., Kaiser M. & Reynolds J.D. (2009). Marine fisheries ecology. John Wiley & Sons.

    Kantoussan J., Ecoutin J.M., Fontenelle G., de Morais L.T., Laë R.J.L., Research R. & Management (2014). Catch per Unit Effort and yields as indicators of exploited fish communities: application to two West A frican reservoirs.19(2): 86-97.

    Mai Công Nhuân, Đoàn Văn Dư & Nguyễn Công Con (2009). Nguồn lợi tôm vùng biển ven bờ phía tây vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh học biển và Phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. tr. 286-294.

    Nguyễn Văn Chiêm (2005). Chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc Bảo vệ môi trường và Nguồn lợi thủy sản. Hải Phòng, ngày 14-15/01/2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 254-259.

    Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh & Phạm Thị Dự (2000). Động vật chí Việt Nam. Phần 1. Tôm biển Penaeoidea, Nephropoidea, Palinuroidea, Gonodactyloidea, Lysiosquilloidea, Squilloidea. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 263tr.

    Nguyễn Văn Chung & Phạm Thị Dự (1995). Danh mục tôm biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

    Nguyễn Văn Khôi (1994). Lớp phụ Chân mái chèo (Copepoda) vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

    Nguyễn Văn Khôi & Nguyễn Văn Chung (2001). ATLAS giáp xác vùng biển Việt Nam. Trung tâm An toàn và Môi trường Dầu khí. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

    Nguyễn Văn Thuận & Cao Thị Thanh Hà (2008). Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Huế. tr. 177-182.

    Nguyễn Viết Nghĩa (2015). Báo cáo tổng kết dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2015”. Viện Nghiên cứu Hải sản. 290 trang.

    Nguyễn Viết Nghĩa (2017). Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản năm 2017. Viện Nghiên cứu Hải sản. 166tr.

    Nguyễn Viết Nghĩa (2019). Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản năm 2019. Viện Nghiên cứu Hải sản. 259tr.

    Pauly D. (1980). A selection of simple methods for the assessment of tropical fish stocks. FAO Fisheries Circular.

    Pauly D. (1983). Some simple methods for the assessment of tropical fish stocks. Food & Agriculture Org.

    Phạm Ngọc Đẳng & Trương Vũ Hải (1981). Tình hình nguồn lợi tôm he ven biển Việt Nam. Báo cáo Viện Nghiên cứu Hải sản. 24tr.

    Phạm Quốc Huy (2011). Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá - cá con và ấu trùng tôm - tôm con ở vùng biển ven bờ vịnh bắc bộ. Báo cáo Tổng kết Khoa học và Kỹ thuật. Viện Nghiên cứu Hải sản.

    Phạm Thược (2005). Cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý hoạt động nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất bản Nông Nghiệp,Hà Nội. 3: 237-257.

    Phạm Thược (2010). Nghề cá Vịnh Bắc Bộ qua những chặng điều tra nghiên cứu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Sam D.D., Binh N.N., Que N.D. & Phuong V.T. (2005). Mangrove of Vietnam. Reversing Environmental degradation trends in the South China Sea and Gulf of Thailand. UNEP/GEF Project. Hanoi, Hanoi Agricultural Publishing House.

    Simmonds E.J. & Maclennan D.N. (2005). Fisheries Acoustics: Theory and Practice. Oxford: Blackwell Science Ltd. 437p.

    Sparre P. & Venema S.C. (1995). Introduction to tropial fish stock assessment (Part I - Manual). Rome: FAO. Vol. 306/1 Rev 1.

    Thái Thanh Dương, Phạm Thị Dự, Trần Mạnh Tuấn & Nguyễn Kim Phúc (2002). Một số loài giáp xác thường gặp ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Tien N.V., Thanh D.N. & Dai N.H. (2002). The sea-grass of Vietnam: Species compostion, distribution and ecosystems. Hanoi Techniques and Sciences Publishing House.

    Trần Văn Cường (2011). Đa dạng thành phần loài nhóm hải sản giáp xác ở vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển (Tập VI). Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 173-183.

    Tuan V.S. & Hoang P.K. (1996). Species composition and distribution of hard coralsf: Scleractinia, Hexacorallia, Anthozoa in the southern waters of Vietnam.Hanoi Technique and Science Publishing House.