ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ SAU THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ QUÝT BẮC KẠN

Ngày nhận bài: 02-03-2021

Ngày duyệt đăng: 12-04-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Oanh, V., & Thảo, P. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ SAU THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ QUÝT BẮC KẠN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(6), 756–763. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/838

ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ SAU THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ QUÝT BẮC KẠN

Vũ Thị Kim Oanh (*) 1, 2 , Phạm Thị Thảo 3

  • 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Lớp K60CNSTHB, Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Quýt, Citrus reticulata, xử lý, chất lượng, tuổi thọ bảo quản

    Tóm tắt


    Quýt (Citrus reticulata)là loại quả có múi dễ hư hỏng do vỏ quả giòn, dễ dập nát và nhiều nấm bệnh trên vỏ. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định chế độ xử lý sau thu hoạch phù hợp nhất cho quả quýt Bắc Kạn. Quả quýt được xử lý với 4 công thức: (i) Rửa quả bằng nước (đối chứng); (ii) xử lý cuống quả với vôi nồng độ 1%; (iii) xử lý vỏ quả bằng ozone; (iv) xử lý vỏ quả bằng ethanol 70%. Kết quả cho thấy xử lý sau thu hoạchcó ảnh hưởng tích cực đến việc duy trì chất lượng và kéo dài tuổi thọ bảo quản của quả, trong đó mẫu quýt được xử lý ozone và ethanol cho chất lượng tốt hơn cả, đặc biệt xử lý ozone có hiệu quả cao nhất trong việc kéo dài tuổi thọ bảo quản. Khi kết hợp xử lý ozone với bao gói bằng màng LDPE và bảo quản ở 6±1Cthì quả quýt duy trì tuổi thọ đến 33 ngày với tỷ lệ hư hỏng rất thấp (4,2%).

    Tài liệu tham khảo

    Đoàn Thị Bắc, Lê Tất Khương, Kouichi Omura, Lê Thị Minh Hằng, Đào Văn Minh & Tạ Thu Hằng (2018). Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng quả cam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 60(12): 40-44.

    Đường Hồng Dật (2004). Cam chanh quýt bưởi và kỹ thuật trồng. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

    HoàngNgọc Thuận (2002). Chọn tạo và trồng cây cam quýt phẩm chất tốt - năng suất cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình (2000). Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Hà Văn Thuyết (Chủ biên), Cao Hoàng Lan & Nguyễn Thị Hạnh (2015). Công nghệ bảo quản chế biến rau quả.Đại học Bách khoa Hà Nội.

    Korrsten L. & Taverner P. (2012). Citrus, In Crop Post-Harvest: Science and Technology.Wiley Blackwell Press. pp. 43-78.

    Ladaniya M.S. (2008). Citrus Fruit Biology, Technology and Evalution.Ela, Oid Goa 403 402 Goa India.

    Lê Thị Hằng (2018). Ảnh hưởng của xử lý dung dịch làm sạch vỏ quả đến chất lượng và tuổi thọ quả chanh leo “tía” sau thu hoạch. Khóa luậntốt nghiệp đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Nguyễn Hữu Đống (2003).Cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Nguyễn Duy Lâm (2016). Công nghệ bảo quản rau quả bằng phương pháp phủ màng bề mặt. Nhà xuất bảnNông nghiệp, Hà Nội.

    Nguyễn Hoàng Nghị (2005). Đề tài nghiên cứu khoa học: Ozone và ứng dụng công nghệ ozone trong việc chế tạo máy sục Ozone. Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội.

    Nguyễn Hoàng Nghị (2014). Máy ozone không khử hết hóa chất trên rau quả. Truy cập từ https://kienthuc.net.vn/cong-nghe/may-ozone-khong-khu-het-hoa-chat-tren-rau-qua-380888.htmlngày 25/02/2021.

    Phạm Thị Thảo (2019). Ảnh hưởng của xử lý bề mặt đến chất lượng quả quýt Bắc Kạn sau thu hoạch. Khóa luậntốt nghiệp đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Phương Thảo và Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ) (2017). Cách phân biệt quýt Bắc Kạn với các loại quýt khác. Truy cập từ https://khoahoc phattrien.vn/Dia-phuong/cach-phan-biet-quyt-bac-kan-voi-cac-loai-quyt-khac/2017042208231 8135p 1c937.htm. ngày 25/02/2021.

    Tiêu Văn Nguyễn (2016). Nghiên cứu bảo quản quả cam sành Hàm Yên sau thu hoạch bằng màng BQE-15. Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Trần Hồng Thao (2003).Nghiên cứu thiết bị và công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng khí ozon và ion âm qui mô vừa và nhỏ. Báo cáo Khoa học cấp quốc gia.

    Vũ Thị Kim Oanh (2015). Ảnh hưởng của xử lý chất chống nâu hóa đến chất lượng và tuổi thọ của quả đào Lào Cai bảo quản lạnh. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(7): 1179-1186.

    Vũ Thị Kim Oanh (2018). Ảnh hưởng của xử lý axit oxalic đến chất lượng quả đào (Prunus persicaL.) sau thu hoạch. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.16(11): 987-996.