ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN BỆNH SƯNG VÒI TRÊN TU HÀI (Lutraria philippinarumReeve, 1854) NUÔI

Ngày nhận bài: 15-03-2018

Ngày duyệt đăng: 29-01-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Lua, D., & Yến, P. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN BỆNH SƯNG VÒI TRÊN TU HÀI (Lutraria philippinarumReeve, 1854) NUÔI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(11), 949–956. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/514

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN BỆNH SƯNG VÒI TRÊN TU HÀI (Lutraria philippinarumReeve, 1854) NUÔI

Dang Thi Lua (*) 1, 2, 3, 4 , Phạm Thị Yến 1

  • 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I
  • 2 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
  • 3 TT Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
  • 4 Center for Environment and Disease Monitoring in Aquaculture, Research Institute for Aquacul
  • Từ khóa

    Độ mặn, dịch lọc, tu hài (Lutraria philippinarum), VLPs

    Tóm tắt


    Bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi đã và đang là mối nguy ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tu hải ở nước ta song nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong nghiên cứu này, độ mặn được lựa chọn để đánh giá ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sự xuất hiệnbệnh sưng vòi trên tu hàithông qua các thí nghiệm in vivotrong điều kiện biến động yếu tố độ mặn và trong điều kiện tiêm dịch lọc kết hợp với sự biến động độ mặn. Kết quả thí nghiệm nuôi tu hài ở các độ mặn 20‰, 25‰, 30‰, 35‰ và 40‰ cho thấy tu hài có hiện tượng chết ở độ mặn thấp hơn hoặc bằng 25‰ và cao hơn hoặc bằng 35‰, song tu hài chết không có biểu hiện bệnh lý đặc trưng của bệnh sưng vòi. Kết quả thí nghiệm kết hợp tiêm dịch lọc tu hài bệnh và nuôi trong các điều kiện độ mặn khác nhau từ 20‰ đến 40‰ cho thấy độ mặn ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng tỷ lệ chết và đặc biệt là sự bùng phát, phát triển của bệnh sưng vòi với dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh. Kết quả nghiên cứu này cho thấy yếu tố độ mặn không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng vòi ở tu hài nuôi song nó là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự bùng phát, phát triển của bệnh đặc biệt ở điều kiện độ mặn cao (cao hơn hoặc bằng 35‰).

    Tài liệu tham khảo

    Đào Minh Đông (2004). Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của tu hài (Lutraria philippinarumReeve, 1854). Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, 62 trang.

    Frerichs, G. N. and S. D. Millar (1993).Mannual for the isolation and indentification of fishbacterial pathogens. Institute of Aquaculture,University of Stirling, Scotland. 60 pp.

    Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Lụa và Phan ThịVân(2014). Nghiên cứu thành phần loài vikhuẩn trên tu hài (Lutraria philippinarumReeve, 1854) nuôi tại Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 9: 90-94.

    Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Lụa và Phan ThịVân (2015). Vai trò của virút (dịch lọc) đến hiện tượng sưng vòi trên tu hài (Lutraria philippinarumReeve, 1854) nuôi trong điều kiện môi trường khác nhau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 7: 96-101.

    Thanh Hiếu (2018). Phòng bệnh ký sinh trùng trên ốc hương. http://thuysanvietnam.com.vn/phong-benh-ky-sinh-trung-tren-oc-huong-article-19985.tsvn.

    Trần Thế Mưu, Cao Trường Giang, Nguyễn Văn Kính, Bùi Khánh Tùng, Phạm Văn Thìn, Ngô Đình Phúc, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đỗ Xuân Hải, Hà Văn Ninh và Nguyễn Hải Minh(2011). Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tu hài Lutraria philippinarumReeve, 1854. Báo cáo tổng kết dự án, mã số KC06.DA16/06-10.

    OIE (2014). Manual of Diagnostic Tests for Aquatic Animals.

    Sở NN và PTNT Hải Phòng (2012). Báo cáo tình hình khảo sát dịch bệnh tu hài nuôi tại Bát Bà, Hải Phòng.

    Trần Trung Thành (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ănđến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài ở các giai đoạn ương nuôi. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (2004-2009). Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Nha Trang, tr. 613-618.

    Hà Đức Thắng, Hà Đình Thùy và Nguyễn Xuân Dục (2004). Kết quả bước đầu nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo loài tu hài Lutraria philippinarumReeve, 1854. Tạp chí Thủy sản, 6: 19-23

    Phan Thị Vân, Đặng Thị Lụa, Trương Thị Mỹ Hạnh và Trần Thị Lý (2013). Kết quả nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc mô đại thể và vithể của tu hài (Lutraria philippinarumReeve, 1854) trong các đợt dịch bệnh gây chết hàng loạt. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10: 38-42.

    Phan Thị Vân, Trương Thị Mỹ Hạnh, Đào Xuân Trường, Đặng Thị Lụa, Phạm Thị Yến, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Nguyện, Phạm Thế Việt, Lê Thị Mây và Nguyễn Đức Bình (2014). Nghiên cứu dịch bệnh gây chết hàng loạt ở tu hài (Lutralia philippinarumReeve, 1854) nuôi tại Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.

    Zannella, C., F. Mosca, F. Mariani, G. Franci, V. Folliero, M. Galdiero, P.G. Tiscar and M. Galdiero (2017). Microbial diseases of bivalve mollusks: infections, immunology and antimicrobial defense. Marine Drugs, 15:182; doi:10.3390/md15060182.