Ngày nhận bài: 15-03-2018
Ngày duyệt đăng: 17-12-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI VÀ HÀM LƯỢNG PROTEIN TRONG THỨC ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC ĐẦU NHÍM (Channa sp.)NUÔI THƯƠNG PHẨM
Từ khóa
Cá lóc, bể composite, tăng trưởng, hệ số phân đàn
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra mật độ và hàm lượng protein thích hợp để ương nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm. Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Thuỷ sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí trong các bể composite (1m3/bể),mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm 1 nhằm đánh giá ảnh hưởng của ba mật độ nuôi 70, 80, 90 con/m3(cỡ cá 8,90± 0,45 g/con) lên tốc độ sinh trưởng của cá khi sử dụng thức ăn viên 42% protein. Sau 4 tuần nuôivới mật độ 70 con/m3tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá lóc đầu nhímlần lượt là99,05± 0,82%; 0,33± 0,02 g/ngày và 1,18± 0,05; ởmật độ 80 con/m3 đạt 99,17± 1,44%; 0,40± 0,02 g/ngày và 1,19± 0,02, mật độ 90 con/m3 đạt 99,26± 0,64%; 0,36± 0,01 g/ngày và 1,34± 0,03. Sựkhác biệt về tốc độ tăng trưởng và tỷlệ sống chưa có ý nghĩa thống kê (P >0,05) giữa các công thức. Thí nghiệm 2 đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn có hàm lượng protein là 30%, 35% và 42% đến khả năng tăng trưởng và tỷ lệ sống cá lóc nuôi ở mật độ 80 con/m3(cỡ cá 36,6± 1,11 g/con). Sau 4 tháng nuôi, công thức(CT)có hàm lượng protein 42% cho kết quả tăng trưởng cao nhất (1,99± 0,03 g/ngày)và tỷlệ sống 86,67± 5,05%, kế đến là CT 35% (1,76± 0,06 g/ngày; 87,50± 6,25%) và CT 30% thấp nhất (1,60± 0,05 g/ngày; 84,58± 2,89%).Sai khác về tỷlệ sống giữa các công thức chưa có ý nghĩa thống kê (P >0,05).Ngoài ra, CT 42% protein cho kết quả tốt nhất với tăng trưởng về chiều dài (1,34± 0,03 mm/ngày), FCR(1,19)vàhệ số phân đàn (10,3± 0,5). Kết quả nghiên cứu cho thấy ương nuôi cá lóc ở mật độ 80 con/m3, sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 42% cho tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất so với các mật độ nuôi và hàm lượng protein còn lại.
Tài liệu tham khảo
Boyd J.B., HarrisP., andLeonhardtE.A. (1992). mus308: cytogenetic localization and chromosomal walking. Program and Abstracts. 33rdAnnual Drosophila Research Conference, Philadelphia, p. 78.
Lâm Bưu (2015). Chọn thức ăncho cá lóc đầu nhím tránh “gù lưng”. Truy cập ngày 02/11/2017tại https://nongnghiep .vn/ chon-thuc-an-cho-ca-loc-dau-nhim-tranh-gu-lung-post138823.html.
ĐỗMinh Chung(2010). Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ. Trường đại học Cần Thơ, tr. 136.
Lê Thị Hoàng Hằng, Phạm Thị Lam Hồng, Nguyễn Công Thiết vàNguyễn Ngọc Tuấn (2017). Sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi thâm canh cá lóc đầu nhím trong bể xi măng. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học 2016. Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 25 tr.
Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Lan(2005). Nhu cầu đạm của cá lóc bông (Channa micropeltesCUVIER, 1831) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, 3: 58-65.
Huỳnh Thu Hoà (2004). Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, 1: 84-94.
Nguyễn Thanh Long(2017). Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc thâm canh trong ao ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, 52: 86-92.
Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ (2003). Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt (Tập 2). Nhà xuất bảnNông nghiệp,tr. 52-55.
RefstieT., andKittelsenA. (1976). Effect of density on growth and survival of artificially reared Atlantic salmon. Aquaculture, 8(4): 319-326.
SampaioL.A.,FerreiraA.H., andTesserM.B. (2001). Effect of stocking density on laboratory rearing of mullet fingerlings, Mugil platanus(Günther, 1880). ActaScientiarum Maringá, 23(2):471-475.
Tiêu Quốc Sang, Dương Nhựt Long, Lam Mỹ Lan(2013). Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả tài chính của mô hình ương nuôi cá lóc (Channa striata) thương phẩm trong bể lót bạt. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, 25: 223-230.
Lê Xuân Sinh, ĐỗMinh Chung(2010). Hiện trạng và những thách thức cho nghề nuôi cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10: 56-63.
Võ Thanh Tân. (2014). Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.Đại học An Giang: 43 tr.
TrzebiatowskiR., FilipiakJ., andJakubowskiR. (1981). Effect of stock density on growth and survival of rainbow trout (Salmo gairdneri Rich.). Aquaculture, 22: 289-295.
Wallace J.C., Arne G.K. and ReinsnesT.G. (1988). The effects of stocking density on early growth in Arctic charr, Salvelinus alpinus(L.). Aquaculture, 73(1-4): 101-110.