ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM PHỨC KIM LOẠI CHỨA SẮT, ĐỒNG, KẼM VÀ SELEN ĐẾN CHỈ SỐ SINH LÝ, SINH HÓA MÁU GÀ LV THƯƠNG PHẨM

Ngày nhận bài: 13-08-2018

Ngày duyệt đăng: 30-11-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Huy, H., Bộ, H., Cường, N., Khiêm, N., Thịnh, N., & Mùi, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM PHỨC KIM LOẠI CHỨA SẮT, ĐỒNG, KẼM VÀ SELEN ĐẾN CHỈ SỐ SINH LÝ, SINH HÓA MÁU GÀ LV THƯƠNG PHẨM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(7), 638–645. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/480

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM PHỨC KIM LOẠI CHỨA SẮT, ĐỒNG, KẼM VÀ SELEN ĐẾN CHỈ SỐ SINH LÝ, SINH HÓA MÁU GÀ LV THƯƠNG PHẨM

Hà Văn Huy (*) 1 , Hà Xuân Bộ 2 , Nguyễn Hữu Cường 3 , Nguyễn Quý Khiêm 4 , Nguyễn Khắc Thịnh 4 , Nguyễn Bá Mùi 2

  • 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • 2 Khoa Chăn nuôi thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Bộ Khoa học và Công nghệ
  • 4 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương
  • Từ khóa

    Gà thương phẩm, Fe, Cu, Zn, Se, phức kim loại siêu tán, sinh lý, sinh hoá máu

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởngcủa chế phẩm phức kim loại chứa sắt, đồng, kẽm và selen ở dạng siêu tán đến chỉ số sinh lý, sinh hóa máu gà LV thương phẩm.Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình 3 yếu tố: (1) phức kim loại (ĐC1, ĐC2, 15, 20, 25 và 30%), (2) tính biệt (trống và mái) và (3) (tuần tuổi: 4, 8 và 12). Tổng số 108 mẫu máu của gà LV (54 gà trống và 54 gà mái) thương phẩm được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá. Kết quả cho thấy, số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng hemoglobin có xu hướng tăng lên (P <0,05) khi sử dụng phức kim loại siêu tán tăng từ 15% đến 30% trong khẩu phần so với đối chứng. Số lượng hồng cầu của gà trống cao hơn gà mái ở các lô sử dụng phức kim loại 15% (trống 3,65; mái 2,66 triệu/mm3) và lô sử dụng phức kim loại 25% (trống 3,72; mái 2,79 triệu/mm3) (P <0,05). Hàm lượng Hb của gà trống cao hơn gà mái ở các lô sử dụng phức kim loại 25% (trống 11,68; mái 9,40 g/dl) và lô sử dụng phức kim loại 30% (trống 11,62; mái 8,90 g/dl)(P <0,05). Hàm lượng protein, albumin và globulin huyết thanh của gà mái và gà trống không có sự sai khác thống kê (P >0,05). Các chỉ tiêu về sinh lý, sinh hoá máu của gà LV thương phẩm có xu hướng thấp nhất ở tuần tuổi thứ 4 và đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 8. Việc tăng nồng độ phức kim loại siêu tán trong khẩu phần nuôi gà LV thương phẩm đã cải thiện được số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin, nhưng không làm ảnh hưởng đến hàm lượng protein, albumin và globulin huyết thanh. Như vậy, việc sử dụng phức kim loại ở dạng siêu tán chỉ bằng 15, 20,25 và 30% so với phức kim loại ở dạng muối vô cơ không những đã làm tăng số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin và số lượng bạch cầu mà còn làm giảm đáng kể lượng khoáng được sử dụng trong khẩu phần nuôi gà LV thương phẩm.

    Tài liệu tham khảo

    Andi, MA, Mohsen H and Farhad, A. (2011). Effects of Feed Type With/Without Nanosil on Cummulative Performance, Relative Organ Weight and Some Blood Parameters of Broilers, Global Veterinaria, 7: 605-609.

    Atiyeh, BS, Costagliola, M, Hayek, SN and Dibo, SA. (2007). Effect of silver on burn wound infection control and healing: review of the literature, Burns, 33: 139-148.

    Chen H, Weiss J and Shadidi F. (2006). Nanotechnology in nutraceuticals and functional foods. Food Technology, 3: 30-36.

    Trần Minh Châu. (2008). Giáo trình chẩn đoán xét nghiệm, Đại học Cần Thơ.

    Nguyễn Duy Hoan và Nguyễn Hữu Hòa (2001). Một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản của giống gà mèo - Cao Bằng, Tạp chí Chăn nuôi, 2(36): 17-21.

    Nguyễn Phúc Khánh, Trần ngọc Bích và Nguyễn Hồ Bảo Trân (2015). Khảo sát tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và chỉ tiêu chính lý máu trên đàn gà ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Đạihọc Cần Thơ, 36: 35-40.

    Ibrahim Albokhadaim (2012). Hematological and Some Biochemical Values of Indigenous Chickens in Al-Ahsa, Saudi Arabia During Summer Season, Asian Journal of Poultry Science, 6(4): 138-145.

    Leeson, S. and Summers, J.(2001). Scott's nutrition of the chicken. 4th. Guelph: University Books

    Lok, CN, Ho, CM, Chen, R, He, QY, Yu, Wy, Sun, H, Tam, PKH, Chui, JF, Che, CM. (2006). Proteomic analysis of the mode of antibacterial action of silver nanoparticles, Journal of proteome Research, 5: 916-924.

    Nagarajan R., Nanoparticles (2008). Building Blocks for Nanotechnology. ACS Symposium Series, 996: 2-14.

    Nguyễn Quang Mai, Cù Xuân Dần (2003). Sinh lí học vật nuôi, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 20-27.

    Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Hằng (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm của cây Bồ công anh đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của gà, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 19(5): 66-71.

    Jurgens (2002) & NRC (1994). Dietary nutrient allowances for chickens and turkeys. Feedstuffs, 73(29): 56-65, available at http://www.ag.auburn.edu/~chibale/ an12poultryfeeding.pdf.

    Usama TM. (2012). Silver Nanoparticles in Poultry Production, Journal of Advanced Veterinary Research, 2: 303-306.

    Samanta, B,P.R. Ghosh, A. Biswas and K. Das (2011). The Effects of Copper Supplementation on the Performance and Hematological Parameters of Broiler Chickens, Asian - Aust. J. Anim. Sci., 24(7): 1001-1006.

    SAS Institute Inc. (2005). SAS TM 9.1.3 User’s Guide. Cary, NC: SAS Institute Inc.