Ngày nhận bài: 08-01-2015
Ngày duyệt đăng: 14-02-2017
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
QUANG HỢP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA KHOAI SỌ (Colocasia ecsculentavar. esculenta) Ở THỜI KỲ BẮT ĐẦU PHÂN HÓA CỦ VÀ THỜI KỲ TĂNG NHANH TÍCH LŨY VÀO CỦ NGỪNG SINH TRƯỞNG THÂN LÁ
Từ khóa
Khoai sọ, Colocasia esculenta(L.) Schott, cường độ quang hợp (CĐQH), tốc độ tăng trưởng củ (CoGR), tốc đọ tăng trưởngcây trồng (CGR), hiệu suất quang hợp thuần (NAR)
Tóm tắt
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân năm 2014 (tháng 3- 10), bố trí tuần tự, không nhắc lại trong khu thí nghiệm đồng ruộng của khoa Nông Học nhằm tìm hiểu đặc điểm quang hợp và tích lũy chất khô về củ của 16 giống khoai sọ thu thập ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam ở hai thời kỳ bắt đầu phân hóa củ và khi cây ngừng sinh trưởng và chuyển sang tàn lụi. Kết quả cho thấy: (1)Cường độ quang hợp (CĐQH) của thời kỳ bắt đầu phân hóa thân củ trong điều kiện vụ xuân ở miền Bắc Việt Nam có giá trị cao hơn các giai đoạn khác do điều kiện ánh sáng yếu và nhiệt độ thấp hơn cuối giai đoạn ngừng sinh trưởng và đầu giai đoạn tàn lụi, tích lũy về củ. Giá trị CĐQH không phải là yếu tố quyết định tới năng suất, có thể cần phải xem xét kết hợp với thời gian duy trì quang hợp trong ngày. (2)CĐQH ở thời kỳ đầu của phân hóa thân củ tương quan thuận nghịch rất chặt với nồng độ CO2trong gian bào (r = -0,91) trong khi đó, CĐQH thời kỳ đầu của giai đoạn tàn lụi lại tương quan dương chặt với độ nhạy khí khổng (r = 0,74) và tốc độ thoát hơi nước (r= 0,84). (3)NAR tương quan thuận chặt với CGR ở giai đoạn đầu phân hóa củ với r = 0,66, ngược lại tương quan nghịch rất chặt ở giai đoạn đầu của tàn lụi và tích lũy về củ r= -0,85. (4)Hai giống Hậu Xít- Hà Giang(G8) và Tơ Hậu- Lào Cai (G5) là hai giống cho năng suất cao nhất khi trồng ở điều kiện đồng bằng, có đặc điểm chung là: cho tốc độ tăng trưởng củ (CoGR) cao và đều xuyên suốt cả thời kỳ sinh trưởng phát triển, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của tàn lụi vẫn cho tích lũy về củ tương đối lớn.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Giang, Vũ Ngọc Lan, Tống Văn Hải (2013). Nghiên cứu đa dạng di truyền cây khoai môn - sọ bằng chỉ thị phân tử DNA. Tạp chí khoa học và Phát triển, 11(1): 1-6.
Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Hữu Nghĩa, Vũ Linh Chi (2003). Đa dạng di truyền nguồn gen môn sọ (Colocasia esculenta) theo vùng địa lý sinh thái. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, tr. 618-615.
Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Vũ Linh Chi và CTV (2005). Phân bố địa lý nguồn gen khoai sọ-sọ ở miền Bắc Việt Nam: thành phần giống, phương thức canh tác và sử dụng tại các vùng sinh thái nông nghiệp. Nôn nghiệp-Nông thôn-Môi trường. Kỳ 2 tháng 9, trang 25-29.
Nguyễn Thị Ngọc Huệ và CTV (2005). Cơ sở khoa học xây dựng mô hình điểm bảo tồn nguồn gen khoai môn-sọ trên đồng ruộng tại huyện Nho Quan, Ninh Bình. Nông Nghiệp-Nông thôn-Môi trường. Kỳ 2 tháng 7, trang 26-29.
Nguyễn Viết Hưng, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thế Huấn (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của hình thức nhân giống đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hệ số nhân giống của cây khoai môn tại Bắc Cạn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 77(01): 19-22.
Trịnh Thị Thanh Hương, Hồ Thị Thanh Hoa, Lê Thanh Nhuận, Đặng Trọng Lượng (2011). Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân nhanh giống khoai môn tầng vàng Phú Thọ (Colocasia esculentaL.Shott). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kỳ 1, tháng 11, trang 53-59.
Đặng Thị Thanh Mai, Nguyễn Xuân Viết (2011). Nghiên cứu sự tạo củ in vitrovà sinh trưởng ở cây trồng từ củ in vitrocủa một số giống khoai môn sọ. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 56(3): 51-58.
Lưu Ngọc Trình, Tạ Kim Bính, Nguyễn Phùng Hà, Nguyễn Hữu Nhàn, Lưu Quang Huy (2009). Kết quả mở rộng sản xuất giống khoai môn nước KMN-1 tại một số địa phương ở miền Bắc. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 5, tháng 5, trang 38-42.
Nguyễn Xuân Viết (2002). Quan hệ liên kết giữa các locus isozym ở cây khoai môn lưỡng bội (2n = 2x). Colocasia esculenta(L.) Schott. Tạp chí Sinh học. 24(2): 37-42.
De Candolle, A. (1884). Origin of Cultivated Plants. London: Kegan Paul, Trench and Co.
Moussa, H. and Salem, A.A.E. (2006). 4CO2fixation and translocation of photoassimilates as selection criteria of Egyptian taro genotypes.Journal of Integrative Plant Biology,48(5): 563-566.
Onwueme, I.C and Johnston, M. (2000). Influence of shade on stomatal density, leaf size and other leaf characteristics in the major tropical root crops, tannia, sweet potato, yam, casava, and taro. Experimental Agriculture, 36: 509-516.
Sunell, L.A. and Arditti, J. (1983). Physiology and phytochemistry. In: Wang, J.K. (Ed.) Taro, A Review of Colocasia esculentaand Its Potentials. University of Hawaii Press, Honolulu, Hawaii, pp. 34-139.
Vincent Lebot (2009). Tropical root and tuber crops: casava, sweet potato, yams and adrois. Crop and Production science in Horticulture.