ẢNH HƯỞNG CỦA POLYME GIỮ ẨM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA RAU CẢI XANH (Brassica juncea) TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ

Ngày nhận bài: 07-02-2017

Ngày duyệt đăng: 14-03-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Hạnh, N., & Hà, P. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA POLYME GIỮ ẨM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA RAU CẢI XANH (Brassica juncea) TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(1), 100–106. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/341

ẢNH HƯỞNG CỦA POLYME GIỮ ẨM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA RAU CẢI XANH (Brassica juncea) TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (*) 1, 2 , Phùng Thị Thu Hà 3

  • 1 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Department of Chemistry, Vietnam National University of Agriculture
  • 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Độ ẩm, phát triển, proline, rau cải xanh, sinh trưởng

    Tóm tắt


    Cây rau cải xanh (Brassicajuncea L. Czern) thuộc họ thập tự, được sử dụng rộng rãi và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau tại các địa phương. Tuy nhiên, hạn hán có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau cải xanh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của polyme giữ ẩm đến sinh trưởng, phát triển và nâng cao khả năng chống chịu hạn của cây cải xanh. Giáthể bổ sung 5% polyme giữ ẩm cho tỷ lệ nảy mầm cao 91,11%; cây sinh trưởng tốt nhất (chiều cao cây đạt 21,75 cm; đường kính tán 22,09 cm; số lá 6,93 lá; chiều rộng lá 12,10 cm; chiều dài 21,17cm; diện tích lá 185,64 cm2) và năng suất cao nhất với sinh khối tươi đạt 61,41 g/cây. Khi ngừng tưới, lượng nước trong đất, trong cây giảm, đồng thời hàm lượng proline trong cây tăng tỷ lệ thuận với thời gian xử lý. Việc bổ sung vật liệu polyme giữ ẩm đã giúp cho sự mất nước chậm lại, giúp cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở giá thể không bổ sung polyme. Sau 10 ngày ngừng tưới nước, hàm lượng proline tăng 93 lần ở cây trồng trên giá thể đối chứng trong khi ở giá thể bổ sung 5% polyme giữ ẩm, proline chỉ tăng 3,6 lần so với tưới nước đầy đủ.

    Tài liệu tham khảo

    Bates L.S., Waldren R.P., Teare I.D. (1973). Rapid determination offree proline for water stress studies. Plant Soil, 39: 205-208.

    Burubai W., Etekpe G.W., Ambah B., Angaye P.E. (2011). Combination of garlic extract and some organophosphate insecticides in controlling 156 Thrips Pest in watermelon management. International Journal of Applied Science and Engineering 9 (1): 19-23.

    Tạ Thu Cúc (2009). Kỹ thuật trồng rau sạch theo mùa vụ hè thu, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội.

    Chatzoudis G. K. And Rigas F. (1998). Macroreticular hydrogel effects on dissolution rate of controlled-realese fertilizers, J. Agric. Food. Chem., 46: 2930-2933.

    Chen J., Shen J. (2000). Relationchip betwween water absorbency and reaction conditions in aqueous solution polymeriration of polyacrylate superasorbents, J. Apply. Polym. Sci., 75: 804-814

    Dias J.S. (2012). Nutritional Quality and Health Benefits of Vegetables: A Review. Food and Nutrition Sciences, 3: 1354-1374.

    Galmés J., Medrano H., Flexas J. (2007). Photosynthetic limitations in response to water stress and recovery in mediterranean plants with different growth forms. New Phytologist, 175: 81-93.

    Phùng Thị Thu Hà(2014). Physiological responses of rice seedling under drought stress.Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(5): 635-640.

    Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trần Thị Như Mai (2010). Khảo sát khả năng giữ nước của polime tổng hợp trên cơ sở axit acrylic và ứng dụng nó cho một số cây trồng. Tạp chí Hóa học và ứng dụng, 4: 1-4.

    Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Quốc Huy, Trần Thị Như Mai (2011). Ảnh hưởng của việc sử dụng tổ hợp vật liệu zeolit-polime đến sinh trưởng và năng suất ngô NK 66. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(1): 10-15.

    Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng, Phạm Xuân Thương, Nguyễn Việt Long, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013). Sử dụng vỏ bầu hữu cơ và giá thể trồng một số loại rau tại vùng Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(7): 909-916.

    Kahlon T.S., Chiu M.C.M., Chapman M.H. (2008). Steam cooking significantly improves in vitro bile acid binding of collard greens, kale, mustard greens, broccoli, green bell pepper, and cabbage. Nutrition research, 28: 351-357.

    Phung T.H., Jung H.I., Park J.H., Kim J.G., Back K., Jung S. (2011). Porphyrin biosynthesis control under water stress: sustained porphyrin status correlates with drought tolerance in transgenic rice. Plant Physiol., 157: 1746-1764.

    Pogrebnyak N., Markley K., Smirniv Y., Brodizk R. (2006). Collard and caulifower as a base for production of recombinant antigens, Plant science, 171(6): 677-685.

    SahaB., MishraS., AwasthiJP, SahooL, PandaSK (2016). Enhanced drought and salinity tolerance in transgenic mustard (Brassica juncea (L.) Czern. & Coss.) overexpressing Arabidopsis group 4 late embryogenesis abundant gene (AtLEA4-1). Environmental and Experimental Botany, 128: 99-111.

    Salama H.M., Al Watban A.A., Al-Fughom A.T. (2011). Effect of ultraviolet radiation on chlorophyll, carotenoid, protein and proline contents of some annual desert plants. Saudi Journal of Biological Sciences, 18: 79-86.

    Hoàng Minh Tấn (2000). Sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

    Zhang Z. and Huang R. (2013). Analysis of Malondialdehyde, Chlorophyll Proline, Soluble Sugar, and Glutathione Content in Arabidopsis seedling”, Bio-protocol, 3(14): 1-9.