KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, ĐỘ DÀY MỠ LƯNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN ĐỰC DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO

Ngày nhận bài: 09-12-2015

Ngày duyệt đăng: 13-01-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thuý, Đoàn, Học, P., Mạnh, T., Tráng, L., Soạn, Đoàn, Tôn, V., & Bình, Đặng. (2024). KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, ĐỘ DÀY MỠ LƯNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN ĐỰC DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(1), 70–78. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/260

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, ĐỘ DÀY MỠ LƯNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN ĐỰC DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO

Đoàn Phương Thuý (*) 1 , Phạm Văn Học 2 , Trần Xuân Mạnh 2 , Lưu Văn Tráng 2 , Đoàn Văn Soạn 1 , Vũ Đình Tôn 3 , Đặng Vũ Bình 3

  • 1 Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  • 2 Công ty DABACO
  • 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giá trị giống, hệ số di truyền, kiểm tra năng suất, lợn đực hậu bị

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, độ dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. Các số liệu theo dõi kiểm tra năng suất của lợn Duroc, Landrace và Yorkshire với số lượng tương ứng là 246, 524 và 466 cá thể được xử lý thống kê, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng bằng phần mềm SAS 9.1.3, ước tính hệ số di truyền bằng VCE 6.0.2, dự đoán giá trị giống bằng PEST 4.2.3. Kết quả cho thấy các nhóm lợn đực trên đạt được mức khá tốt, tương ứng là 785,23; 796,25 và 794,78 g/ngày đối với tăng khối lượng trung bình trong thời gian kiểm tra và 11,75; 12,10 và 12,07mm đối với dày mỡ lưng khi kết thúc kiểm tra. Hệ số di truyền của 3 giống lợn này về hai tính trạng nêu trên tương ứng là 0,20-0,29 và 0,42-0,52. Các đực bố có giá trị giống cao về từng tính trạng được dự đoán bằng phương pháp BLUP đều có đời con của chúng với giá trị giống cao. Khuynh hướng di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày và độ dày mỡ lưng của đàn đực giống hậu bị biến động qua các năm cho thấy sự cần thiết phải định hướng chọn lọc để cải thiện hai tính trạng này theo phương pháp BLUP.

    Tài liệu tham khảo

    Hà Xuân Bộ, Đỗ Đức Lực, Đặng Vũ Bình (2014). Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress.Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(1): 16-21.

    Cassady J., O. W. Robison (2002). Genetic Parameters and Their Use in Swine Breeding,http://www.nsif.com /factsheets/nsif3.pdf

    Cluster A.C. (2010). Genetics of performance traits. Genetics of the pig. 2ndedition, pp.330-331.

    Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000). Xây dựng chỉ số chọn lọc trong chọn lọc lợn đực hậu bị giống Landrace và Yorkshire. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KHCN 08-06. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

    DanBred International (2014). Rapid improvement, http://www.danbredinternational.dk/rapid-improvement

    Groeneveld E., M. Kovaˇc and Wand (2002). PEST - User’s GuideandReference Manual, Version 4.2.3.

    Groeneveld E., M. Kovaˇc and N. Mielenz (2008).VCE - User’s GuideandReference Manual, Version 6.0.

    Hai, L. T., N. T. Vien and N. V. Duc (1997). Studies of production and carcass traits of three exotic pig breeds in South VietNam. Proceeding ofTwelfth Conference: Association for the advancement of animal breeding and gentics. 6-10thApril, 1997, NSW, Australia,pp.181-184.

    Phan Xuân Hảo (2007). Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt ở lợn Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire). Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 5(1):31-35.

    Trần Thị Minh Hoàng, Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Thị Minh Tâm, Bùi Minh Hạnh và Phạm Thị Bích Hường (2010). Giá trị giống ước tính các tính trạng tăng khối lượng, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống/lứa và khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi cho giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo, Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi, Hà Nội, tr: 28-37.

    Kang, H. S. (2008). Estimation of genetic parameters for economic traits in Korea swine. Proceedings of the 13thAnimal Science Congress of thAsian - Australian Association of Animal Production Societies. Sept. 22-26, 2008 -HaNoi, Viet Nam.

    Kanis, E., K.H. De Greef, A. Hiemstra and J.A.M van Arendonk (2005). Breeding for societally important traits in pigs. J. Anim. Sci.,83:948-957.

    Lewis C.R.G. and K. L. Bunter (2014).A longitudinal study of weight and fatness in sows from selection to parity five, using random regression,Journal of Animal Science, 91(10): 4598-4610, https://dl. sciencesocieties. org/publications/jas/ abstracts /91/10/4598?access= 0&view= article

    Radović, Č., M. Petrović, B. Živković, D. Radojković, N. Parunović, N. Brkić and Delić, N. (2013). Heritability, Phenotypic and Genetic Corelations of the Growth Intensity and Meat Yield of Pigs, Biotechnologyin Animal Husbandry, 29(1): 75-82.

    Rauw W.M., Soler J., Tibau J., Reixach J. and Raya L.G. (2006), The relationship between residual feed intake an feed intake behavior in group-housed Duroc barrows, Journal of Animal Science, 84(4):956-962.

    Roh, S.H., B.W. Kim, H.S. Kim, K.L. Song, D.H. Lee, J.T. Jon and J.G. Lee (2006). Proceedings of 12thAAAP Congress. September 18-22, in Busan, Korea.

    Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quế Côi và Đinh Văn Chỉnh (2014). Hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu năng suất của lợn dòng VCN03.Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 4(181): 2-12.

    Nguyễn Hữu Tỉnh, Nguyễn Thị Viễn, Đoàn Văn Giải và Nguyễn Ngọc Hùng (2006). Tiềm năng di truyền của một số tính trạng năng suất trên các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace và Duroc ở các tỉnh phía nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1(tháng 11):48-66.

    Van Wijk, H.J., D.J. Arts, J.O. mathews, M. Webster, B.J. Ducro and E.F. Knol (2005). Genetic parameters for carcass composition and pork quality estimated in commercial production chain. J. Anim. Sci.,83:324-333.