Ngày nhận bài: 26-08-2013
Ngày duyệt đăng: 15-11-2013
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NHÂN GIỐNG IN VITRO LOÀI LAN BẢN ĐỊA DENDROBIUM NOBILE LINDL.
Từ khóa
Dendrobium nobile Lindl., quả lan, nhân nhanh, protocorm
Tóm tắt
Nghiên cứu nhân giống in vitroLan Dendrobium nobile Lindl. (Thạch hộc) nhằm mục đích để bảo tồn và phát triển loài lan quý chi Hoàng thảo, có giá trị thẩm mỹ và dược liệu cao,đang cónguy cơ tuyệt chủng.Kết quả cho thấy nguyên liệu sử dụng thích hợp là quả lan 5 tháng tuổi; môi trường gieo hạt là MS+(100ml ND+10g saccharose+6,0g agar)/lít môi trường. Trong nhân in vitrokinh điển, môi trường nhân nhanh protocorm tối ưu là KC+(100ml ND+10g saccharose+6,0g agar)/lít; nhân nhanh cụm chồi tốt nhất là MS+(100ml ND+10g saccharose+6,0g agar)/lít. Trong nhân in vitrocải tiến: nuôi cấy lỏng lắc nút bông và lỏng lắc màng thoáng khí đã tăng hệ số nhân protocorm đạt 1,9 và 2,3 lần so với nhân in vitrokinh điển. Nuôi cấy đặc thoáng khí giúp giảm 25% lượng saccharose bổ sung vào môi trường và tăng hệ số nhân protocorm lên gấp 1,4 lần so với nuôi cấy kinh điển. Nhân nhanh cụm chồi bằng kỹ thuật bioreactor giảm ½ thời gian nhân giống. Môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh là RE+(10g saccharozase+0,5g THT)/lít, cường độ ánh sáng 2300lux.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Tiến Bân và nhiều tác giả (2007). Sách Đỏ Việt Nam, Phần Thực vật; NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
Lê Văn Hoàng (2008). Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật. Đại học Đà Nẵng
Trần Văn Huân, Văn Tích Lượm (2007). Kỹ thuật nuôi trồng cây lan. NXB thành phố Hồ Chí Minh.
Dương Đức Huyến (2007). Thực vật chí Việt Nam, 9- Họ lan (Orchidceae). NXBKH Kỹ thuật
Nguyễn Văn Song 2011). Nhân nhanh in vitro lan Kim Điệp (Dendrobium chrysotoxum)-một loài lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Tạp chí khoa học ĐH Huế 64:127-136.
Đào Thị Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2008). Giáo trình hoa lan. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Kauth P. (2005). In vitro seed germination and seedling development of Calopogon tuberosus and Sacoila lanceolata var. lanceolata: Two Florida native terrestrial orchids. Master thesis, University of Florida
Kusumoto and Furukawa (1977). Effect of Organic Matter on the Growth of Cymbidium Protocorms Cultured in vitro, Japan. Soc. Hort. Sci. 45 (4): 421-426.
Shu Fung Lo, Satish Manohar Nalawade, Chao Lin Kuo, Chung Li Cheng and Hsin Sheng Tsay (2004). Asymbiotic germination of immature seeds, plantlet development and ex vitro establishment of plants of Dendrobium tosaense makino-a medicinally important orchild, In vitro Cellular and Developmental Biology - Plant 40 (5): 528-535.
Tawaro Supavadee, Suraninpong Potjamarn and Chanprame Sontichai (2008). Germination and Regeneration of Cymbidium findlaysonianum Lindl.on a Medium Supplemented with Some Organic Sources. Walailak J Sci & Tech 5 (2): 125-135.