PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN NÔNG DÂN TỪ BỎ SẢN XUẤT VÚ SỮA LÒ RÈN THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG

Ngày nhận bài: 20-07-2016

Ngày duyệt đăng: 16-09-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Nhân, T., Thẩm, N., & Hằng, N. (2024). PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN NÔNG DÂN TỪ BỎ SẢN XUẤT VÚ SỮA LÒ RÈN THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(9), 1457–1465. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1458

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN NÔNG DÂN TỪ BỎ SẢN XUẤT VÚ SỮA LÒ RÈN THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG

Trần Quốc Nhân (*) 1, 2, 3, 4, 5 , Nguyễn Thị Hồng Thẩm 2 , Nguyễn Thị Thúy Hằng 2

  • 1 Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo
  • 2 Khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ
  • 3 Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ
  • 4 GraduateSchool of Agriculture, Tokyo University of Agriculture and Technology, Japan
  • 5 College of Rural Development, C
  • Từ khóa

    Global GAP, nguyên dân, từ bỏ áp dụng, vú sữa Lò Rèn

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ sản xuất vú sữa Lò Rèn theo qui trình Global GAP, làm rõ lý do chấp nhận áp dụng và nguyên nhân từ bỏ sau khi đạt được chứng nhận sản xuất theo Global GAP. Tổng số 54 hộ dân đã từng áp dụng qui trình Global GAP và 53 hộ sản xuất tự do tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được chọn để khảo sát. Phân tích thống kê mô tả và kiểm định T-test được áp dụng để xác định thực trạng và nguyên nhân từ bỏ áp dụng qui trình GAP trong sản xuất vú sữa Lò Rèn của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy để thực hiện qui trình GAP người dân phải có trình độ nhất định cũng như có điều kiện kinh tế để có thể xây dựng một số công trình cơ bản; kỳ vọng về giá bán sản phẩm GAP với giá cao và chất lượng an toàn là lý do chính để nông dân áp dụng GAP; việc áp dụng qui trình GAP đã mang lại lợi ích cho nông dân như giảm lượng phân bón hóa học và thuốc nông dược cũng như an toàn môi trường. Tuy nhiên đầu ra và giá bán sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP không ổn định là lý do chính yếu để nông dân từ bỏ áp dụng GAP.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Duy Cần, Lê Văn Dũng, Trần Huỳnh Khanh và Võ Thị Gương (2013). Đánh giá hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội của mô hình canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn GLOBALGAP tại Chợ Mới, An Giang. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 25: 37 - 44.

    Nguyễn Văn Sánh (2011). Kinh tế sản xuất lúa - gạo theo tiêu chuẩn “Global GAP” tại ĐBSCL: trường hợp hợp tác xã Mỹ Thành Nam, Cai Lậy, Tiển Giang. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL.

    Trần Văn Hậu, Trần Sỹ Hiếu, Lê Thị Thanh Thủy (2008). Sản xuất xoài rải vụ theo hướng GAP tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tham luận tại hội thảo GAP Bình Thuận.

    Võ Thị Ngọc Nhân (2014). Phân tích thực trạng sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn Global GAP tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 32: 69 - 75.