Ngày nhận bài: 26-04-2016
Ngày duyệt đăng: 22-10-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ VI SINH VẬT TRONG CỎ VOI Ủ CHUA
Từ khóa
Cỏ voi, ủ chua, vi khuẩn lactic, hệ vi sinh vật
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá chất lượng và sự biến đổi hệ vi sinh vật trong cỏ voi ủ chua qua 90 ngày bảo quản với mục đích nâng cao chất lượng thức ăn ủ chua. Cỏ voi được ủ chua truyền thống không sử dụng chất bổ trợ (ĐC) và ủ với 0,5% muối (CT1), 5% rỉ mật (CT2); 0,5% muối và 0,5% rỉ mật (CT3). Kết quả cho thấy, các công thức cỏ voi ủ chua với rỉ mật có chất lượng tốt nhất: sản phẩmcó màuvàng rơm sẫm không ướt dính, không mốc, mùi chua axit, không có mùi khó chịu; giá trị pH dao động từ 3,78 - 4,18; tỷ lệ hao hụt VCK và protein thô thấp (dao động tương ứng từ 1,15 - 4,65% và từ 0,35 - 1,79%); hàm lượng N - NH3/N tổng số thấp nhất, dao động từ 5,11 - 7,03% (P<0,05) ở ngưỡng cho phép; hàm lượng axit lactic cao nhất (P<0,001) từ 1,30-1,58%; axit butyric không phát hiện thấy ở các công thức ủ rỉ mật. Kết quả xác định sự biến đổi thành phần các nhóm VSV trong các mẫu cỏ voi ủ chua cho thấy, ở các công thức ủ với rỉ mật số lượng nhóm vi khuẩn lactic đạt lớn nhất (194,17x106đến 361,33x106TB/g). Bacillussp., nhóm Clostridiumsp., nấm men, nấm mốccó số lượng đạt cao nhất ở các công thứcĐC, tiếp đến ở công thức ủ với muối và thấp nhất ở công thức ủ với rỉ mật.
Tài liệu tham khảo
Bùi Xuân An (1998). Sử dụng hợp lý dây đậu phộng làm thức ăn cho gia súc nhai lại trên vùng miền Đông Nam Bộ. Luận án Tiến sỹ, Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.
Atlas R.M. (1993). Handbook of Microbiological Media, Ed. by Parks L., CRC Press, Inc.
Đinh Văn Mười (2012). Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá, giá trị dinh dưỡng và xây dựng phương trình chẩn đoán các giá trị này của một số loại thức ăn dùng cho gia súc nhai lại, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
Bùi Quang Tuấn, Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Tôn Thất Sơn (2006). Ủ chua thân cây ngô sau thu bắp làm thức ăn cho bò sữa tại Đan Phượng, Hà Tây cũ. Tạp chí Chăn nuôi, 2: 18 - 21.
De Man J.D., Rogosa M., Sharpe M.E. (1960). A Medium for the Cultivation of Lactobacilli". J Appl Bact., 23: 130 - 135.
Đoàn Đức Vũ, Đặng Phước Chung và Nguyễn Thị Hiệp (2008). Nghiên cứu kỹ thuật ủ chua thân đậu phộng (lạc) làm thức ăn cho bò sữa, bò thịt. Tạp chí Chăn nuôi, 6: 21 - 25.
Hristov, A. N., T. A. McAllister and K. J. Cheng (2000). Intraruminal supplementation with increasing rates of exogenous polysaccharide degrading enzymes: Effects on nutrient digestion in cattle fed a barley grain diet. J. Anim. Sci., 78: 477 - 487.
Kung L. and R. Shaver (2001). Interpretation and use of silage fermentation analysis reports. Focus on Forage, University of Wisconsin Extension, 3(13): 1 - 5.
Muck R. E. and J. T. Dickerson (1988). Storage temperature effects on proteolysis in alfalfa silage. Transactions of the ASAE, 31(4): 1005 - 1009.
Piltz J. W. and Kaiser A. G. (2006). Principles of silage preservation. In: Successful silage (TopFodder silage manual). NSW Department of Primary Industries, pp. 25 - 56.