TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC CÓ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆPLÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHO GIA SÚC NHAI LẠI

Ngày nhận bài: 16-10-2017

Ngày duyệt đăng: 26-12-2017

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Đoàn, N., & Dương, L. (2024). TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC CÓ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆPLÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHO GIA SÚC NHAI LẠI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(11), 1556–1564. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1396

TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC CÓ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆPLÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHO GIA SÚC NHAI LẠI

Nguyễn Thị Lâm Đoàn (*) 1 , Lưu Thị Thùy Dương 1

  • 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Vi khuẩn lactic, enzyme ngoại bào, kháng vi khuẩn gây bệnh, phế phụ phẩm nông nghiệp

    Tóm tắt


    Sau mùa thu hoạch hầu hết phụ phẩm từ rơm rạ, rễ cây, thân cây… được người dân đốt gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng chúng làm nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi là giải pháp tối ưu để giảm thiểu chất thải. Do có tỷ lệ xơ cao nên nguồn thức ăn này có tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng thấp. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic có một số đặc tính sinh học như khả năng sinh axit lactic cao, sinh một số enzyme ngoại bào (amylase, cellulase, xylanase) và có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh để ứng dụng trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp nói chung, nghiên cứu này bước đầu ứng dụng các chủng được tuyển chọn trong xử lý rơm làm thức ăn chăn nuôi bò. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 61 chủng vi khuẩn lactic đã tuyển chọn được 27 chủng có sinh axit lactic cao (200 - 263ºT) và chúng đều sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ (37ºC). Từ 27 chủng này, 8 chủng được xác định có khả năng sinh cả 3 enzyme ngoại bào amylase, cellulase, xylanase với đường kính vòng phân giải cơ chất đạttừ 7 - 33 (mm). Tiếp đó, từ 8 chủng sinh cả 3 enzyme ngoại bào nghiên cứu đã tìm ra được 3 chủng có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh cụ thể là chủng T6.2 kháng vi khuẩn gram dương Listeria monocytogenesvà 2 chủng C3.15, C3.19 kháng vi khuẩn gram âm E.coli, cả ba chủng này đều phân giải rơm nhưng chủng C3.19 có khả năng phân giải mạnh nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượn, Nguyễn Phùng Tiến, Đặng Đức Trạch, Phạm Văn Ty (1976). Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

    Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình (1998). Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (HF x Lai Sind) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 16-18.

    Nguyễn Thị Minh Hằng và Nguyễn Minh Thư (2013). Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh tổng hợp amylase và bacteriocin. Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, 3: 3-10.

    Mai Đàm Linh, Đỗ Minh Phương, Phạm Thị Tuyết, Kiều Hữu Ảnh, Nguyễn Thị Giang ( 2007). Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn lactic phân lập trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí khoa học, Trường đại học Quốc gia Hà Nội, 24: 211-226.

    Đào Thị Lương, Nguyễn Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Kim Quy, Trần Thị Lệ Quyên, Dương Văn Hợp, Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Bùi Thị Thu Huyền (2010). Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic dùng trong chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại. Di truyền học và ứng dụng - Chuyên san Công nghệ sinh học, 6: 1-6.

    Đỗ Văn Quang (2009). Ứng dụng công nghệ chế biến rác thải sau thu hoạch lúa thành thức ăn chăn nuôi, phân bón để góp phần xử lý ô nhiễm môi trường. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, 25 : 62-64.

    Võ Văn Phước Quệ và Cao Ngọc Điệp (2011). Phân lập và nhận diện vi khuẩn phân giải cellulose. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 18a: 177-184.

    Lê Phú Tuấn, Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Thu Phương (2016). Nghiên cứu xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phần hữu cơ sử dụng chế phẩm vi sinh tại xã Phúc Thuận - Phổ Yên - Thái Nguyên. Tập chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 6: 101-108.

    Herreros M. A., Sandoval H., Gonzalez L., Castro J. M., Fresno J. M., Tornadijo M. E. (2005). Antimicrobial activity and antibiotic resistance of lactic acid bacteria isolated from Armada cheese (a Spanish goats’ milk cheese). Food Microbiol., 22: 455-459.