ĐÔNG LẠNH NHANH TINH GÀ ĐÔNG TẢO

Ngày nhận bài: 18-04-2017

Ngày duyệt đăng: 26-07-2017

DOI:

Lượt xem

5

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Trung, N., Chi, T., Hà, N., Trường, N., & Thanh, N. (2024). ĐÔNG LẠNH NHANH TINH GÀ ĐÔNG TẢO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(7), 868–875. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1378

ĐÔNG LẠNH NHANH TINH GÀ ĐÔNG TẢO

Ngô Thành Trung (*) 1 , Trần Thị Chi 1 , Nguyễn Thị Hà 1 , Nguyễn Đức Trường 2 , Nguyễn Văn Thanh 2

  • 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đông lạnh tinh trùng, gà Đông Tảo, thụ tinh nhân tạo

    Tóm tắt


    Nghiên cứu thử nghiệm áp dụng kỹ thuật đông lạnh tinh trùng (gọi tắt là tinh) và thụ tinh nhân tạo nhằm bảo tồn và phát triển giống gà Đông Tảo. Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm: (i) Đánh giá chất lượng tinh gà trống Đông Tảo vào 2 mùa nóng, lạnh; (ii) So sánh hiệu quả bảo tồn đông lạnh dạng cọng rạ (1 ml; 0,25 ml) và dạng viên của tinh gà Đông Tảo; (iii) Đánh giá hiệu quả dẫn tinh bằng tinh đông lạnh. Sử dụng 6 gà trống và 48 gà mái Đông Tảo (10 - 14 tháng tuổi), kết quả cho thấy chất lượng tinh nguyên của gà Đông Tảo là khá tốt và có sự thay đổi theo mùa (mùa nóng tốt hơn mùa lạnh). Nghiên cứu đã đông lạnh thành công tinh gà Đông Tảo ở cả 2 dạng cọng rạ (0,25 ml, 1 ml) và dạng viên, trong đó, dạng cọng rạ cho kết quả tốt hơn dạng viên. Ngoài ra, cọng rạ loại 1 ml cho kết quả tốt hơn cọng rạ loại 0,25 ml (cụ thể, hoạt lực sau giải đông thấp nhất cũng đạt trên 30%, tỷ lệ tinh trùng sống trên 40% và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dưới 30%). Kết quả dẫn tinh cho thấy tinh cọng rạ 1 ml cho tỷ lệ trứng có phôi cao nhất(70%), gần tương đương với lô đối chứng nhảy trực tiếp.

    Tài liệu tham khảo

    Abu Md. Mamun Tarif, Mohammad Musharraf Uddin Bhuiyan, Raihana Nasrin Ferdousy, Nasrin Sultana Juyena and Md. Bazlur Rahman Mollah (2013). Evaluation of semen quality among four chicken lines, IOSR Journal of Agriculture and Veterinary Science (IOSR - JAVS), e - ISSN: 2319 - 2380, p - ISSN: 2319 - 2372, 6(5): 7-13.

    Amann RP, Gill S. P. S and Hammerstedt R. H. (1997). Maximizing Genetic Impact of Roosters: Effective Handling, Extension and Utilization of Rooster Semen and Artificial Insemination, BioPore, Inc. State College, PA, 14(6): 1-15.

    Ehling C., Taylor U., Baulain U., Weigend S., Henning M., and Rath D. (2012). Cryopreservation of semen from genetic resource chicken lines, Agriculture and Forestry Research, 62: 151-158.

    Giesen A. F and Sexton T. J. (1983). Beltsville poultry semen extender, 7. Comparison of commercial diluents for holding turkey semen six hours at 150C, PMID: 6835912. Poult Sci., 62(2): 379-381.

    Hanzawa S., Niinomi T., Miyata T., Tsutsui M and Tajima A. (2010). Cryopreservation of chicken semen using glycerol and N - methylacetamide as cryoprotective agent, Jap J Poult Sci., 47: J27-J32.

    Johnson L. A., Weitze K. F., Fiser P. and Maxwell W. M. C. (2000). Storage of boar semen. Animal Reproduction Science, 62: 143-172.

    Lê Thị Thu Hiền, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm và Nguyễn Thị Tình (2014). Bảo tồn và khai thác nguồn gen gà Đông Tảo. Tài liệu số hóa của Viện chăn nuôi. Truy cập tại: http://vcn. vnn. vn/uploads/files/B%E1%BA%A3o%20t%E1%BB%93n%20ngu%E1%BB%93n%20gen/Bao%20ton%20%20phat%20trien/B%E1%BA%A2O%20T %E1%BB%92N%20V%C3%80%20KHAI%20TH%C3%81C%20NGU%E1%BB%92N%20GEN%20G%C3%80%20%C4%90%C3%94NG%20T%E1%BA%A2O. pdf).

    Ngo T. T. (2010). A Simplified responsiveness test for testing storage effects on liquid preserved boar spermatozoa, Master thesis, Hannover University of Veterinary Medicine, Germany.

    Phillips J. J, Bramwell R. K and Graham J. K. (1996). Cryopreservation of rooster sperm using methyl cellulose, Poult. Sci., 75: 915-923.

    Đào Đức Thà (2006). Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vật nuôi. Nhà xuất bản Lao động và Xã hội.

    Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga và Nguyễn Mạnh Hùng (1999). Khả năng sản xuất của gà Đông Tảo nuôi tại Thuỵ Phương, Chuyên san Chăn nuôi gia cầm, Hội Chăn nuôi Việt Nam, tr. 114-116.

    Wilson H. R. (1991). Physiological requirements of the developing embryo: Temperature and turning. In: Tullett S. G., Avian Incubation. Butterworth - Heinemann, London, UK, pp. 145-156.