Ngày nhận bài: 18-04-2017
Ngày duyệt đăng: 26-08-2017
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG HORMONE ESTROGEN VÀ PROGESTERONE TRÊN CHÓ VIÊM TỬ CUNG CÓ MỦ (PYOMETRA) TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Từ khóa
Chó cái, estrogen, progesterone, viêm tử cung có mủ
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện trên 42 chó bị bệnh viêm tử cung có mủ với mục tiêu khảo sát hàm lượng hai loại hormone estrogen và progesterone và mối liên quan giữahàm lượng hormonđến bệnh. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp khảo sát tại ba địa điểm của quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Chó bị bệnhxuất hiện các triệu chứng như bụng trương to (66,6%), chảy dịch âm hộ (57,1%), sốt (47,6%), biếng ăn (42,8%), tiểu nhiều (38,1%), uống nhiều nước (28,6%). Hàm lượng estrogen và progesterone trên nhóm chó bệnh là 12,47 ± 8,95 pg/ml và 1,98 ± 1,18 ng/ml, chó có tiền sử chích ngừa thai nhưng chưa mắc bệnh có hàm lượng estrogen và progesterone là 14,82 ± 4,53 pg/ml và 1,89 ± 0,72 ng/ml, nhóm chó trong giai đoạn nghỉ ngơi có hàm lượng estrogen là 7,96 ± 2,75 pg/ml và progesterone là 0,90 ± 0,29 ng/ml, nhóm chó 8 - 10 tuần sau sinh có hàm lượng estrogen và progesterone là 7,58 ± 2,48 pg/ml và 1,10 ± 0,54 ng/ml. Chó giống ngoại có tỷ lệ bệnh viêm tử cung có mủ (54,8%) cao hơn chó giống nội (45,2%). Chó có tiền sử chích ngừa thai có tỷ lệ mắc bệnh (61,9%) cao hơn chó không chích ngừa thai (38,1%). Tỷ lệ bệnh viêm tử cung có mủ tăng theo tuổi và chó chưa sinh sản lứa nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 59,5%.
Tài liệu tham khảo
Andersson, H. (2008). Clinical Reproductive Endocrinology. Department of Intergrative Biology. Umea University. Umea, Sweden.
Concannon P. W., Castracane V. D., M. Temple and A. Montanez (2009). Endocrine control of ovarian function in dogs and other carninovers. Dept. Biological Sciences, College of Veterinary Medicine, Cornell, Ithaca, NY, 14853, USA.
Đỗ Hiếu Liêm (2005). Xác định các giai đoạn trong chu kỳ động dục, mang thai và viêm đường sinh dục của chó cái bằng xét nghiệm tế bào âm đạo. Luận án tiến sỹ nông nghiệp.
Feldman E. C and Nelson R. W. (1996). Canine and feline endocrionogy and reproduction. W. B Saunders company. USA.
Fieni F. (2006). Clinical evaluation of the use of aglepristone with or without cloprostenol to treat cystic endometrial hyperplasia - pyometra complex in bitches. Laboratory of Biotechnology and Pathology of Reproduction. National Veterinary School. Nantes. France.
Gobello C., Castex G., Klima L., R. Rodriguez and Y. Corrada. (2003). A study of two protocols combining agleppristone and cloprostenol to treat open cervix pyometra in the bitch. Small Animal Clinic, Faculty of Veterinary Medecine, National University of La Plata. Argentina.
Kooistra H. S., Oklens A. C., Bevers M. M., Snijders C. P., Van Haaften B., Dieleman C. and Schoemaker J. (1999). Concurrent pulsatile secretion of luteinizing hormone and follice stimulating hormone during different phases of estrous cycle and anetrus in Beagle bitches, Biology of reproduction, 60: 65-71.
Lê Văn Thọ, Lê Quang Thông, Huỳnh Thị Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Phan Thị Kim Chi (2003). Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi một số kết quả điều trị. Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, 4: 3-10.
Nguyễn Văn Thanh (2005). Xác định một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp trên đàn chó nghiệp vụ giống Berger. Tạp chí chăn nuôi, 1: 25-27.