ẢNH HƯỞNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Ngày nhận bài: 13-12-2021

Ngày duyệt đăng: 05-04-2022

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Điệp, N., Sáng, V., Sự, V., Dưỡng, N., Oanh, T., & Tùng, Đỗ. (2024). ẢNH HƯỞNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(5), 626–634. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/991

ẢNH HƯỞNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Nguyễn Hồng Điệp (*) 1 , Vũ Văn Sáng 2, 3, 4, 5 , Vũ Hồng Sự 1 , Nguyễn Công Dưỡng 1 , Trần Thị Kim Oanh 1 , Đỗ Sơn Tùng 1

  • 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
  • 2 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1
  • 3 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
  • 4 Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • 5 Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc
  • Từ khóa

    Cá rô phi vằn, Oreochromis niloticus, di truyền cộng gộp, ưu thế lai, lai hỗn hợp

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này ước tính ảnh hưởng di truyền cộng gộp, ưu thế lai và di truyền theo mẹ lên khối lượng và tỉlệ sống tại thời điểm thu hoạch trong phép lai hỗn hợp giữa 04 quần đàn cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)bao gồm NOVIT, GIFT, Trung Quốc và Philippines. Phương pháp ghép sinh sản hàng loạt được thực hiện để tạo ra các tổ hợp lai (60 cá đực và 60 cá cái cho mỗi tổ hợp lai) và nuôi đánh giá về tốc độ tăng trưởng, tỉlệ sống tại 03 địa điểm Quảng Nam, Tiền Giang và Bắc Ninh. Tổng số 8.001 con cá rô phi vằn đã được thu số liệu sau 06 tháng nuôi lớn. Mô hình tuyến tính kết hợp được áp dụng để ước tính ảnh hưởng di truyền cộng gộp, ưu thế lai và con mẹ lên khối lượng và tỉlệ sống tại thời điểm thu hoạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng ưu thế lai là nhỏ và không có ý nghĩa thống kê cho các tính trạng nghiên cứu, trong khi đó ảnh hưởng di truyền cộng gộp là đáng kể trong nghiên cứu này (P<0,001). Dựa vào kết quả ước tính giá trị di truyền cộng gộp và ưu thế lai của các tổ hợp lai, tổ hợp lai cùng quần đàn Novit, tổ hợp lai khác quần đàn giữa Novit và Philippines có giá trị di truyền cộng gộp cao nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Argue B.J., Liu Z. & Dunham R.A. (2003). Dress-out and fillet yields of channel catfish,Ictalurus punctatus,blue catfish,Ictalurus furcatus,and their F1, F2and backcross hybrids. Aquaculture. 228: 81-90.

    Bakos J. & Gorda S. (1995). Genetic improvement of common carp strains using intraspecific hybridization. Aquaculture. 129: 183-186.

    Bentsen H.B., Eknath A.E., Palada-de Vera M.S., Danting J.C., Bolivar H.L., Reyes R.A., Dionisio E.E., Longalong F.M., Circa A.V. & Tayamen M.M. (1998). Genetic improvement of farmed tilapias: growth performance in a complete diallel cross experiment with eight strains of Oreochromis niloticus. Aquaculture. 160: 145-173.

    Gilmour A., Gogel B., Cullis B., Welham S., Thompson R., Butler D., Cherry M., Collins D., Dutkowski G. & Harding S. (2021). ASReml-SA User Guide Release 4.2 Functional Specification. VSN International Ltd, Amberside House, Wood Lane, Paradise Industrial Estate, Hemel Hempstead, HP2 4TP, UK.

    Gjerde B., Reddy P.V., Mahapatra K.D., Saha J.N., Jana R.K., Meher P.K., Sahoo M., Lenka S., Govindassamy P. & Rye M. (2002). Growth and survival in two complete diallele crosses with five stocks of Rohu carp (Labeo rohita). Aquaculture. 209: 103-115.

    In V.V., Sang V.V., O'Connor W., Van P.T., Dove M., Knibb W. & Nguyen N. H. (2017). Are strain genetic effect and heterosis expression altered with culture system and rearing environment in the Portuguese oyster (Crassostrea angulata)? Aquaculture Research. 48: 4058-4069.

    Luan T.D., Olesen I. & Kolstad K. (2010). Genetic parameters and genotype by environment interaction for growth of Nile tilapia in low and optimal temperature. In“Proceedings of the 9th World Congress on Genetics Applied to Livestock Production. Leipzig, Germany”.

    Luan T.D., Olesen I., Ødegård J., Kolstad K., Dan N.C. & Elghobashy H. (2008). Genotype by environment interaction for harvest body weight and survival of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) in brackish and fresh water ponds. In“Proceedings from the Eighth International Symposium on Tilapia Aquaculture”. 1: 231-240.

    Maluwa A.O. & Gjerde B. (2006). Genetic evaluation of four strains ofOreochromis shiranus for harvest body weight in a diallel cross. Aquaculture. 259: 28-37.

    Thanh N.M., Nguyen N.H., Ponzoni R.W., Vu N.T., Barnes A.C. & Mather P.B. (2010). Estimates of strain additive and non-additive genetic effects for growth traits in a diallel cross of three strains of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) in Vietnam. Aquaculture. 299: 30-36.

    Thoa N.P., Ninh N.H., Hoa N.T., Knibb W., Diep N.H. & Nguyen N.H. (2016). Additive genetic and heterotic effects in a 4 × 4 complete diallel cross‐population of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) reared in different water temperature environments in Northern Vietnam. Aquaculture Research. 47: 708-720.

    Tran L.D. (2010). Genetic studies of Nile tilipia (Oreochromis niloticus) for farming in northern Vietnam: growth, survival and cold tolerance in different farm environments. Norwegian University of Life Sciences, Ås.

    Trong T.Q., Mulder H.A., van Arendonk J.A. & Komen H. (2013). Heritability and genotype by environment interaction estimates for harvest weight, growth rate, and shape of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) grown in river cage and VAC in Vietnam. Aquaculture. 384: 119-127.

    Whitlock M.C. (2000). Fixation of new alleles and the extinction of small populations: drift load, beneficial alleles, and sexual selection. Evolution. 54: 1855-1861.