KẾT QUẢ CHỌN TẠO DÒNG LÚA THUẦN TRIỂN VỌNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN PHÓNG XẠ TIA GAMMA (CO60)

Ngày nhận bài: 05-08-2021

Ngày duyệt đăng: 09-12-2021

DOI:

Lượt xem

3

Download

1

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Miền, N., Khanh, N., & Quang, T. (2024). KẾT QUẢ CHỌN TẠO DÒNG LÚA THUẦN TRIỂN VỌNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN PHÓNG XẠ TIA GAMMA (CO60). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(1), 1–10. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/937

KẾT QUẢ CHỌN TẠO DÒNG LÚA THUẦN TRIỂN VỌNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN PHÓNG XẠ TIA GAMMA (CO60)

Nguyễn Thị Miền (*) 1 , Nguyễn Trọng Khanh 1 , Trần Văn Quang 2, 3

  • 1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Gia Lộc, Hải Dương
  • 2 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Mẫu giống lúa nhập nội, lúa thuần, chất lượng cao, đột biến, tia gamma

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của các dòng lúa thuần được chọn lọc từ quần thể phân ly sau đột biến phóng xạ tia gamma (Co60) mẫu giống lúa nhập nội thông qua thí nghiệm khảo sát và so sánh giống tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Kết quả đánh giá 20 dòng lúa thuần đã lựa chọn được 03 dòng triển vọng, có thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất thực thu cao, tỉ lệ gạo xát, tỉ lệ gạo nguyên cao, hàm lượng amylose thấp. Dòng lúa thuần NN1-2-6-55 được chọn từ quần thể phân ly sau đột biến mẫu giống nhập nội NN1 được đánh giá triển vọng nhất, có thời gian sinh trưởng 129 ngày trong vụ Xuân, 100 ngày trong vụ Mùa, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh, chống đổ tốt, năng suất thực thu đạt 6,75 tấn/ha trong vụ Xuânvà 6,07 tấn/ha trong vụ Mùa, tỉ lệ gạo xát đạt trên 70,0%, hàm lượng amylose 14,0%. Như vậy, việc cải tạo thời gian sinh trưởng, chiều cao cây của các giống lúa thuần nhập nội có thể sử dụng tia gamma (Co60) để xử lý đột biến.

    Tài liệu tham khảo

    Ali Hafsa, Zoya Ghori, Sandal Sheikh & Alvina Gul (2016). Effects of Gamma Radiation on Crop Production. Springer International Publishing Switzerland, Crop Production and Global Environmental Issues, DOI 10.1007/978-3-319-23162-4-2.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (1993). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5715:1993. Gạo - phương pháp xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2008). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1643:2008. Gạo trắng - phương pháp thử.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2008). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5716-2:2008. Gạo - xác định hàm lượng amylose.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2010). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8372:2010. Gạo trắng - xác định tỉ lệ trắng trong, trắng bạc và độ trắng bạc.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2010). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010. Gạo trắng - đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương phápcho điểm.

    Gomez Kwanchai A. & Arturo A. Gomez (1984). Statistical procedures for agricultural research, 2ndEdition. John Wiley & Sons, Inc..

    IAEA (2015). IAEA Mutation Database. Vienna: International Atomic Energy Agency. Retrieved from https://www.iaea.org/sites/default/files/gc60-9.pdf on May 25, 2021.

    IRRI (2013). Standard evaluation system for rice (SES), 5th Edn. Manila Philippines. pp. 1-65.

    Kumar Ashish Tiwaria, Deepak Sharmab, Dasc B.K., Vikas Kumard, Parmeshwar Sahue, Samrath Baghelf & Satypal Singhg (2018). Improvement of Traditional Local Rice Varieties through Induced Mutations Using Gamma Radiations. Online International Interdisciplinary Research Journal, {Bi-Monthly}, ISSN 2249-9598. 8(2).

    Lê Đức Thảo & Lê Huy Hàm (2017). Ứng dụng công nghệ bức xạ trong chọn tạo giống cây trồng Nông nghiệp. Tạp chí Khoa học và Công nghệ.2: 18-20.

    Le Huy Ham, Vo Thi Minh Tuyen & Nguyen Thi Hong (2020). Mutation Breeding of Rice for the Sustainable Agriculture in Vietnam. Achievement Sub-Project on Mutation breeding of Rice for Sustainable Agriculture (FY 2013-2017). Mutation Breeding Project Forum for Nuclear Cooperation in Asia (FNCA) June, 2020.

    Nguyễn Minh Công, Nguyễn Văn Tiếp, Đào Xuân Tân & Lê Xuân Trình (2016). Kết quả nghiên cứu tạo chọn và cải tiến giống lúa nếp Phú Quý.Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.tr. 30-36.

    Nguyễn Như Hà&Nguyễn Văn Bộ (2013). Giáo trình Cơ sở khoa học của sử dụng phân bón. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

    Trần Bích Ngọc (2021). Ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình: Dấu ấn ở nhiều lĩnh vực. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 3.

    Trần Duy Quý, Bùi Huy Thủy, Nguyễn Văn Bích & Đào Thị Thanh Bằng (2009). Một số thành tựu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng. Hội thảo quốc gia Xây dựng tổ hợp chiếu xạ đột biến phục vụ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, Hà Nội.