Ngày nhận bài: 20-05-2021
Ngày duyệt đăng: 02-07-2021
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI (ASF) TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH
Từ khóa
Dịch tả lợn châu Phi, dịch tễ học, Quỳnh Phụ, Thái Bình
Tóm tắt
Với mục tiêu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành lần đầu tiên trên đàn lợn nuôi tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.Tại đây, dịch bắt đầu từ ngày 26/2/2019 rồi lan ra toàn huyện. Tỉ lệ ốm bình quân của cả huyện là 31,7%. Tất cả lợn ốm đều được đem đi tiêu hủy. Tại các trại theo dõi, bệnh diễn ra mạnh nhất ở các nông hộ nhỏ, lẻ (71,43%) với tỉ lệ mắc cao nhất (91,95%). Trong khi đó, 33,33% trang trại quy mô vừa và lớn bị mắc bệnh với tỉ lệ lợn ốm là thấp nhất (41,23%). Tỉ lệ ốm của bệnh dịch tả lợn châu Phitheo đối tượng lợn tại huyện Quỳnh Phụlần lượt là lợn đực (57,14%), lợn thịt (41,95%), lợn nái (40,63%) và lợn con (39,01%). Triệu chứng, bệnh tích của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phitại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bìnhtương đối giống nhau ở các đối tượng lợn. Việc xác định virus trên một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự lây lan, phát tán của bệnh trên đàn lợn nuôi tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được tiến hành bằng phản ứng PCR đã được xác định cho thấy virus tồn tại trên các yếu tố trung gian trong trại (nước thải, côn trùng, đồ dùng dụng cụ và thức ăn thừa) và có thể gây bệnh cho lợn. Từ lợn bệnh, virus được xác định và giải trình tự gen cho thấy có đoạn gen tương đồng với các chủng gây bệnh ở các vùng khác ở Việt Nam và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
Boklund A., Dhollander S., Chesnoiu Vasile T., Abrahantes J.C., Bøtner A., Gogin A., Gonzalez Villeta L.C., Gortázar C., More S.J., Papanikolaou A., Roberts H., Stegeman A., Ståhl K., Thulke H.H., Viltrop A., Van der Stede Y.& MortensenS. (2020). Risk factors for African swine fever incursion in Romanian domestic farms during 2019. Nature. 10215
Bùi Thị Tố Nga, Lê Văn Phan, Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Hữu Na & Nguyễn Thị Lan (2020). Đặc điểm bệnh lý của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi (African swine fever) tại các ổ dịch đầu tiên của Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.18(7): 485-494.
Cục Thú Y (2019). Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và kế hoạch năm 2020, Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Hà Nội.
Carmina G. & Raquel N. (2018). Proceduce for genotyping of African swine fever virus (ASFV) isolates. European Union Reference Laboratory for ASF, (EURL-ASF). CISA-INIA, Valdeolmos 28130, Madrid, Spain. pp. 1-8.
Jeong S Yang, Dae S Song, So Y Kim, Kwang S Lyoo& Bong K Park(2003) Detection of porcine circovirus type 2 in feces of pigs with or without enteric disease by polymerase chain reaction, J Vet Diagn Invest. 15(4): 369-73.
Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Hữu Nam, Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Lan, Bùi Tố Nga & Trần Minh Hải (2008). Bệnh dịch tả lợn châu Phi (African swine fever) - Tình hình dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và chẩn đoán phân biệt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y.XXV(7): 87-96.
Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hòa, Trương Quang, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Phan Quang Minh, Nguyễn Văn Long & Mai Thị Ngân (2015). Giáo trình Dịch tễ học Thú y. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội
Noelina Nantima, Michael Ocaido, Emily Oumaand Jocelyn Davies(2015) Risk factors associated with occurrence of African swine fever outbreaks in smallholder pig farms in four districts along the Uganda-Kenya border. Tropical Animal Health and Production. DOI: 10.1007/s11250-015-0768-9.
Solenne Costard, FranciscoJ. Zagmutt, Thibaud Porphyre & Dirk Udo Pfeiffer (2015) Small - scale pig farmers’ behavior, silent relsease of African swine fever virus and consequences for disease spread Sci Rep. 2015 Nov 27, 5:17074. doi: 10.1038/srep17074.