ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA MỌT ĐẬU ĐỎ CallosobruchusmaculatusFabricius(Bruchidae: Coleoptera)

Ngày nhận bài: 27-11-2020

Ngày duyệt đăng: 20-01-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Giang, H., & Hoa, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA MỌT ĐẬU ĐỎ CallosobruchusmaculatusFabricius(Bruchidae: Coleoptera). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(5), 577–585. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/827

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA MỌT ĐẬU ĐỎ CallosobruchusmaculatusFabricius(Bruchidae: Coleoptera)

Hồ Thị Thu Giang (*) 1 , Nguyễn Bích Hoa 2

  • 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII, tỉnh Lạng Sơn
  • Từ khóa

    Callosobruchus maculatus, vòng đời, sức sinh sản, nhiệt độ, ưa thích đẻ trứng

    Tóm tắt


    Mọt đậu đỏ là một trong các loài gây hại nguy hiểm trong bảo quản đậu đỗ. Thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của mọt đậu đỏ là cần thiết và cơ sở cho đề xuất biện pháp quản lý mọt đậu đỏ trong bảo quản sau thu hoạch.Thí nghiệm thực hiện tại bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh hưởng ở các mức nhiệt độ đến một số chỉ tiêu sinh học của mọt đậu đỏ được thực hiện theo phương pháp nuôi cá thể. Ởnhiệt độ 25; 27,8 và 30C,vòng đời của mọt đậu đỏ lần lượt là 29,07; 26,83 và 23,64 ngày. Thời gian sống của trưởng thành đực và cái giảm khi nhiệt độ tăng. Tổng số trứng đẻ trung bình của một trưởng thành cái mọt đậu đỏ ở nhiệt độ 25; 27,8 và 30Ctương ứng là 48,93, 54,26 và 64,73 quả/trưởng thành cái, trưởng thành cái đẻ số lượng trứng tập trung cao nhất vào 3 ngày đầu. Trưởng thành mọt đậu đỏ ưa thích đẻ trứng trên hạt đậu trắng ở điều kiện lựa chọn và không lựa chọn ký chủ. Khi mật độ sâu non tăng từ 1, 2, 3 và 4 (con/hạt đậu đỏ) thì trọng lượng hao hụt cũng tăng lần lượt là 3,97; 10,65; 15,35 và 19,36 (mg). Tỉ lệ trưởng thành vũ hóa của mọt đậu đỏ giảm khi mật độ sâu non/1 hạt tăng. Tỉ lệ nảy mầm của hạt giảm khi mật độ sâu non tăng.

    Tài liệu tham khảo

    Adenekan M.O., Ajetunmobi O.T., Okpeze V.E. & Aniche D.C. (2018). Residual Effect of Different Temperature Regimes on the Developmental Stages of F1Progeny of C. maculatus (F) (Coleoptera: Bruchidea) on Cowpea Seeds. International Journal of Agriculture Innovations and Research.6(6): 2319-1473.

    Badoor I.M., Azza Kamal Emam, Somia I. Salama & Mahoud Hanafy H. (2009). Tendency of certain pulse seed to C. maculatus& Callosobruchus chinensis(L.) infestation. J.Agric. Sci, Cario. 17(1): 1993-1997.

    Baidoo P.K., Kwansa N.A.&Annin C.P. (2015). The Role of Seed Coat and Its Pigmentation on the Acceptance of Bambara Groundnut (Vigna subterranea L. Verdc.) Cultivars by the Cowpea Beetle, C. maculatus (F.). Advances in Entomology. 3: 125-131.

    Bhubaneshwari M.D. & Victoria N.D. (2014). Biology & morphometric measurement of cowpea weevil, C. maculatusFabr. (Coleoptera: Chrysomelidae) in green gram. Journal of Entomology & Zoology Studies. 2(3): 74-76.

    Brade A.A., Misari S.M. & Dike M.C. (2014). Observations on the Biology of C. maculatus(Fab.) (Coleoptera: Bruchidae) under Ambient Laboratory Conditions. STECH. 3(3): 27-33.

    Charles W. Fox, Marsha L. Bush & Frank J. Messina (2010). Biotypes of the seed beetle C. maculatus have differing effects on the germination & growth of their legume hostsAgricultural & Forest Entomology.12: 353-362.

    Christopher W. Beck & Lawrence S. Blumer (2006). Bean Beetles, C. maculatus, a Model System for Inquiry-Based Undergraduate Laboratories. ABLE 2006 Proceedings. 28: 274-283.

    Edvardsson M. & Tregenza T. (2005). Why do male C. maculatusharm their mates? Behavioral Ecology. 16(4): 788-793.

    George B.S. & Deus M.K.M. (2009). Comparative Susceptibility of Different Legume Seeds to Infestation by Cowpea Bruchid C. maculatus(Coleoptera: Chrysomelidae) Plant Protect. Sci. 45(1): 19-24.

    Islam M.S., Fauzia A., Rezina L. & Selina P. (2007). Oviposition preference of C. maculatusto common pulses & potentiality of triflumuron as their protectant. J. bio-sci. 15: 83-88.

    Kenton L.H. & Carl J.L. (1978). A Manual of Methods for the Evaluation of Postharvest losses. American Association of Cereal Chemists. pp. 129-133.

    Moreno R.AP., Duque G.A., Cruz J. de la & Tróchez P.A. (2000).Life cycle & hostes of C. maculatus(Coleoptera: Bruchidae).Revista Colombiana de Entomología. 26(4):131-135.

    Nguyễn Thị Oanh (2017). Khả năng gây hại của mọt đậu (C. maculatus) trên hạt đậu trắng và mọt ngô (Sitophilus zeamais Motschulsky) trên hạt ngô trong phòng thí nghiệm.Hội nghị Côn trùng học quốc gia lần thứ 9. tr. 585-591.

    Ofuya T.I. & Reichmuth C. (2002). Effect of relative humidity on the susceptibility of C. maculatus(Fabricius) (Coleoptera: Bruchidae) to two modified atmospheres. J. Stored Prod. Res. 38: 139-146.

    Ouedraogo P.A., SouS., SanonA., MongeJ.P., HuignardJ., Tran B. & Credland P.F. (1996). Influence of temperature & humidity on populations of C. maculatus(Coleoptera: Bruchidae) & its parasitoid Dinarmus basalis(Pteromalidae) in two climatic zones of Burkina Faso. Bulletin of Entomological Research. 86: 695-702.

    Sonali V., Monika M., Parveen K., Darshna C., Jaiwal P.K.& Ranjana J. (2018). Susceptibility of four Indian grain legumes to three species of stored pest, bruchid (Callosobruchus) & effect of temperature on bruchids. International Journal of Entomology Research. 3(2): 23-27.

    Umeozor O.C.O.C. (2005). Effect of the Infection of C. maculatus (Fab.) on the Weight Loss of Stored Cowpea (Vigna unguiculata (L.) Walp). Appl. Sci. Environ. Mgt. 9(1): 169-172.