Ngày nhận bài: 22-09-2020
Ngày duyệt đăng: 19-10-2020
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG PHUN BỔ SUNG PHÂN BÓN QUA LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN,NĂNG SUẤT RAU ĂN LÁ NGẢI CỨU (Artemisia vulgaris L.) VÀ THỔ SÂM CAO LY (Talinum paniculatum (Jacq.)TẠI HÀ NỘI
Từ khóa
Cây ngải cứu, cây thổ sâm cao ly, phân bón lá
Tóm tắt
Nghiên cứu này thực hiện 2 thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của phun phân bón lá cho cây ngải cứu và thổ sâm cao ly. Mỗi thí nghiệm bố trí 4 công thức (đ/c- phun nước lã; Komix; Đầu trâu 501 và Growmore) theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD, 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy: phun phân bón lá làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất lá của cây ngải cứu và cây thổ sâm cao ly so với đối chứng. Phun Đầu trâu 501 tăng chiều cao, số lá, khả năng ra nhánh, năng suất thực thu cây thổ sâm cao ly và cây ngải cứu ở hai lứa cắt, thể hiện rõ hơn ở lứa cắt thứ 2. Đối với cây ngải cứu, LAI đạt cao nhất (3,9m2lá/m2đất); năng suất cá thể (19,3 g/cây) năng suất thực thu (23,9tạ/ha), tiếp đến là phun Komix (CT2) và growmore (CT4) đạt 19,4 tạ/ha. Đối với cây thổ sâm cao ly, phun Đầu trâu 501 (CT3) rút ngắn thời gian thu hoạch, tăng số lá, số nhánh, LAI, năng suất hơn các công thức còn lại ở cả hai lứa cắt. Ở lứa cắt 1, LAI lá đạt 1,1m2lá/m2đất, năng suất cá thể 19,5 g/cây và năng suất thực thu đạt 25,3 tạ/ha. Phun phân qua lá làm tăng mùi nhưng ít ảnh hưởng đến vị của cây ngải cứu và độ nhớt của thổ sâm cao ly.
Tài liệu tham khảo
Bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc (2015a). Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ngải cứu. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài trọng điểm cấp Học viện giai đoạn 2013-2015.
Bộ môn Cây Công nghiệp và Cây thuốc (2015b). Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thổ sâm cao ly. Báo cáo Kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở giai đoạn 2013-2015.
Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2004). Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam (Tập II). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Luis F.C. Dos Reis, Claudio D. Cerdeira, Bruno F. De Paula, Jeferson J. Da Silva. Luiz F.L. Coelho Marcelo A. SILVA, Vanessa B.B. Marques, Jorge K. Chavasco & Geraldo Alves-Da-Silva(2015). Chemical chracterization and evaluation of antibacterial, antifungal, antimycobacterial, and cytotoxic activities of Talinum paniculatum. Rev. Inst. Med. Trop. 57(5): 397-405.
Nguyễn An Thuyên (2016). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ điều chỉnh thời gian ra hoa và sản xuất giống, cây hoa hường trên địa bàn thành phố đồng hới. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. 4: 76-83.
Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Thu Trang & Lê Sỹ Lũy (2020). Ảnh hưởng của phân bón lá đến quá trình sinh trưởng, phát triển và chất lượng chè tại tỉnh Thái nguyên. Truy cập từ http://tapchicongthuong.vn/ bai-viet/anh-huong-cua-phan-bon-la-den-qua-trinh-sinh-truong- phat-trien-va-chat - luong - che - tai - tinh - thai- nguyen-70704.htm, ngày 23/4/2020.
Nguyễn Thế Cường, Lê Sỹ Lợi & Trần Minh Hoà (2018). Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón lá đế sinh trưởng, phát triển của lan thạch hộc tía tại Phia Đén, Nguyên Bình, Cao Bằng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. 4: 15-20.
Purbajanti Endang Dwi, Steyawati Súi, Kristanto Budi Adi(2019). Growth, herbage yield and chemical composition of Talinum paniculatum(Jacq.). Indian Journal of Agricultural Research. 53(6): 741-744.
Trần Thị Ngọc (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm bón lá pomior đến sinh trưởng của cây dâu, năng suất và chất lượng lá dâu. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 9(5): 719-724
Vũ Thị Như Trang, Hồ Mạnh Tường, Lê Văn Sơn, Nguyễn Thị Tâm & Chu Hoàng Mậu (2018). Đặc điểm hình thái cây thổ nhân sâm (Talinum paniculatum) và trình tự nucleotide vùng ITS, Gen RPOC1 và Rpob. Tạp chí Công nghệ Sinh học. 16(3): 451-458.