Ngày nhận bài: 11-02-2020
Ngày duyệt đăng: 11-08-2020
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC VẬT LIỆU SẮN (Manihot EsculentaCrantz) TRÊN ĐỒNG RUỘNG VÀ SÀNG LỌC KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH KHẢM LÁ CMV TRONG ĐIỀU KIỆN LÂY NHIỄM NHÂN TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP
Từ khóa
Sắn, bệnh khảm lá CMV, lây nhiễm nhân tạo
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá một số đặc điểm của 14 vật liệu sắn trong nước và nhập nội trong điều kiện ở Gia Lâm, Hà Nội và đánh giá khả năng kháng bệnh của các vật liệu thông qua thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo bằng phương pháp ghép. Các vật liệu được trồng trên đồng ruộng trong một thí nghiệm tuần tự không nhắc lại, theo dõi một số đặc điểm nông sinh học. Các vật liệu cho thu hoạch sau 8-11 tháng trồng. Chiều cao cây của các vật liệu ở mức trung bình và dao động không nhiều (165,2-183,2cm), có 6 vật liệu có phân cành. Hầu hết các vật liệu chỉ có 1 thân/khóm, CM15, CM21 có 2 thân/khóm và CM60 có 3 thân/khóm. Số củ/cây của các vật liệu dao động từ 4,3-15,8 củ/cây. Khối lượng củ tươi cao nhất ở CM15 (5,0 kg/cây) và 2 giống đối chứng (5,26-5,82 kg/cây). Sử dụng phương pháp ghép, sau 2 tuần thu được 40 cây ghép thành công của 13 vật liệu. Kiểm tra kiểu gen của các cây ghép này bằng chỉ thị JSP1/JSP2 và JSP1/JSP3 đã xác định được sự có mặt của ACMV ở 8 vật liệu (CM2, CM3, CM8, CM15, CM20, CM60, KM140 và KM94). Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các vật liệu sau ghép 3 tháng, xác định nhóm vật liệu kháng gồm CM15, CM16, CM21, CM60, CM88 và ĐC2 (KM94), nhóm kháng cao gồm CM50 và CM61.
Tài liệu tham khảo
Akano O., Dixon O., Mba C., Barrera E. & Fregene M. (2002). Genetic mapping of a dominant gene conferring resistance to cassava mosaic disease. Theor. Appl. Genet. 105: 521-525.
Dellaporta S.L., Wood J. & Hisks J.B. (1983). A plant DNA minipreparation: version II, Plant Mol. Biol. Rep. 1: 19-21.
Fregene M., Okogbenin E., Mba C., Angel F., Suarez M.C., Guitierez J., Chavarriaga P., Roca W., Bonierbale M. & Tohme J. (2001). Genome mapping in cassava improvement: challenges, achievements and opportunities. Euphytica. 120: 159-165.
Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Reinhardt H. & Hernan C. (2008). Current Situation of Cassava in Vietnam and the selection of cassava doubled haploid (DH) lines derived from CIAT. Paper presented at “Cassava meeting the challenges of the new millennium” hosted by IPBO- Ghent University, Belgium 21-25 July 2008.
Jerome A.H., Martine Z.T., Hermine B.N. ,Justin S.P., Gilles H.T.C., Sergine E.N. & Joseph M.B.C.A. (2019). Evaluation of resistance to cassava mosaic disease in selected African cassava cultivars using combined molecular and greenhouse grafting tools. Physiological and Molecular Plant Pathology. 105: 47-53.
Okogbenin E., Egesi C.N., Olasanmi B., Ogundapo O., Kahya S., Hurtado P., Marin J., Akinbo A.O., Mba C., Gomez H., Vicente C., Baiyeri S., Uguru M., Ewa F. & Fregene M. (2012). Molecular marker analysis and validation of resistance tocassava mosaic disease in elite cassava cultivars in Nigeria. Crop Sci. 52: 2576-2586.
Rwegasira G.M. & Chrissie M.E.R. (2015). Efficiency of non-vector methods of cassava brown streak virus transmission to susceptible cassava plants, Afr. J. Food Agr. Nut. pp. 1684-5374.
Wagaba H., Beyene G., Trembley C., Alicai T., Fauquet C.M. & Taylor N.J. (2013). Efficient transmission of Cassava brown streak disease viral pathogens by chip bud grafting. BMC Res. Notes. 6: 516.