Ngày nhận bài: 07-11-2019
Ngày duyệt đăng: 05-02-2020
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN CHIẾU SÁNG NGẮT ĐÊM ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA, ĐẬU QUẢ TRÁI VỤ VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG THANH LONG RUỘT ĐỎ TL5 TRỒNG TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Từ khóa
Xử lý ra hoa trái vụ, thời gian chiếu sáng, nụ hoa, thanh long ruột đỏ TL5, Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu xử lý ra hoa trái vụ cho giống thanh long ruột đỏ TL5 trồng tại Gia Lâm, Hà Nội nhằm mục tiêu xây dựng quy trình kỹ thuật rải vụ thu hoạch cho giống thanh long ruột đỏ ở các tỉnh phía Bắc. Nghiên cứu được thực hiện trong 2 vụ, vụ chiếu 1 ngày 20/10/2016, vụ chiếu 2 ngày 20/10/2017; sử dụng bóng điện sợi đốt công suất60W, ánh sáng màu vàng với 5 công thức thời gian chiếu sáng: 13, 16, 19, 22 và 25 đêm; thời gian chiếu sáng từ 22h đêm đến 3h sáng. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi công thức 20 trụ/lần nhắc. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy ở cả 2 vụ xử lý chiếu sáng, các công thức xử lý chiếu sáng 19, 22 và 25 đêm đều cho cây có khả năng ra hoa tốt. Số lượng cành/trụ xuất hiện nụ hoa và số nụ hoa ổn định/trụ của các công thức xử lý chiếu sáng tương ứng đạt được 28,2-33,6 cành và 52,7-67,2 nụ hoa và đều khác biệt có ý nghĩa so với các công thức xử lý với thời gian chiếu sáng 13 và 16 đêm. Năng suất thực thu ở các công thức xử lý chiếu sáng 19; 22 và 25 đêm đạt 6,2-7,3 kg/trụ ở cả 2 vụ xử lý và sai khác có ý nghĩa so với các công thức có thời gian chiếu sáng ngắn hơn. Trong các công thức xử lý chiếu sáng, công thức xử lý chiếu sáng 22 đêm đạt hiệu quả cao nhất, tăng lãi 150,8 triệu đồng/ha ở vụ chiếu 1 và 144,8 triệu đồng/ha ở vụ chiếu 2.
Tài liệu tham khảo
Lê Văn Bé, Trần Văn Trưa, Trương Quốc Thanh, Nguyễn Đoàn Thăng & Nguyễn Thanh Thiện (2014). Hiệu quả của bóng đèn compact đến sự ra hoa mùa nghịch cây thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) ở Châu Thành, Long An. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 24: 2-8.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019).Báo cáo hiện trạng và Định hướng phát triển bền vững cây ăn quả các tỉnh phía Nam. Tài liệu phục vụ hội nghị: Thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả các tỉnh phía Nam. Tháng 3/2019.
Nguyễn Văn Kế, Đỗ Ngọc Bảo &Phan Văn Thu (2000). Cảm ứng ra hoa cho cây thanh long. Tập san Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp. Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2.
Vũ Công Hậu (1996). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 423-426.
Nguyễn Quang Thạch, Ngô Minh Dũng (2019). Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng trong xử lý ra hoa trái vụ cho thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus (Haw) Britt. and Rose) tại Bình Thuận vụ Đông xuân 2018-2019. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 14: 18-24.
Dinh Ha Tran, Chung Ruey Yen&Yu Kuang H. Chen (2015). Flowering response of a red pitaya germplasm collection to lighting addition. International Journal of Biological, Food, Veterinary and Agricultural Engineering. 9(2): 126-130.
LudersL. (1999). The Pitaya or Dragon Fruit, Agnote No. 778 D42. Australian Department of Primary Industry and Fisheries.
Mizrahi Y., NerdA., &NobelP.S. (1997). Cacti as Crops. Horticultural Reviews.18: 291-320
Pascua L.T., Maura L.S.G., Marcial D.G. &Miriam E.P. (2013). Evaluation of light bulbs and the use of foliar fertilizer during off-season production of dragon fruit, Fruit Crops. https://docplayer.net/21202786-Evaluation-of-light-bulbs-and-the-use-of-foliar-fertilizer-during-off-season-production-of-dragon-fruit.html