Ngày nhận bài: 21-10-2019
Ngày duyệt đăng: 21-11-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
Từ khóa
Cây xanh trường học, quản lý cảnh quan
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng loài, công tác quản lý và sử dụng cây xanh tại các trường trung học cơ sở (THCS) thuộc quận Hà Đông, Hà Nội nhằm làm cơ sở để phát triển mảng xanh trong khu vực các trường học nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung. Phương pháp điều tradựa trên phương pháp khảo sát thực vật học tại 15 trường và phỏng vấn kết hợp bảng hỏi đối với lãnh đạo, giáo viên và học sinh tại các trường nêu trên. Kết quả cho thấy thực vật tại các trường có sự đa dạng với 23 bộ, 46 họ và 55 loài. Tình hình sinh trưởng của cây xanh ở mức độ an toàn cho các hoạt động sinh hoạt và học tập của người học. Tuy nhiên, nhiều trường chưa đạt các tiêu chuẩn về diện tích trồng cây (14/15 trường có diện tích xanh dưới 30% (TCVN 8794/2011); 12/15 trường có tỷ lệ phủ xanh thấp hơn tiêu chuẩn 2m2/học sinh (TCVN 9257/2012). Những khó khăn trong quản lý và sử dụng cây xanh trong trường học chủ yếu do thiếu cán bộ chuyên trách, khó lồng ghép vào chương trình học và thiếu diện tích trồng cây. Giải pháp đề xuất nhằm tăng tỷ lệ phủ xanh đạt 30% diện tích vàưu tiên sử dụng các cây theo tiêu chí bền, có hoa đẹp và dễ chăm sóc. Mặt khác, Cần nâng cao vai trò của học sinh và nhân viên phụ trách trong việc bảo vệ và chăm sóc cây xanh hướng đến tiêu chí “Trường học xanh”; thực hiện các biện pháp quản lý và chăm sóc hợp lý dựa trên các điều kiện sẵn có của các trường.
Tài liệu tham khảo
Bộ Xây dựng - Bộ Khoa học và Công nghệ (2011). TCVN 8794:2011: Trường trung học (THCS; THPT) - Yêu cầu thiết kế.
Bộ Xây dựng - Bộ Khoa học và Công nghệ (2012). TCVN 9257: 2012:Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Anh Đức &Nguyễn Hữu Cường (2013). Hiện trạng và hướng duy trì hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 11(2): 174-183.
Cao ThịAnh Thơ(2011). Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất xây dựng mô hình trường học sinh thái tại trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành sinh thái học, Mã số: 60 42 60.
Cummins S.K. & Jackson R.J. (2001) The built environment and children's health. Pediatr Clin North Am. 48(5): 1241-52.
Đinh Thanh Sang (2018). Nghiên cứu hệ thống cây xanh ở trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(7A): 57-65.
Lê Thị Vĩnh Phúc (2012). Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất mô hình cây xanh trong trường học tại trường Trung học phổ thông Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành sinh thái học, Mã số: 60 42 60.
Li D., Chiang Y.C, Sang H. & Sullivan W.C. (2019). Beyond the school grounds: Links between density of tree cover in school surroundings and high school academic performance, Urban Forestry & Urban Greening. 38: 42-53.
NASA (1989). Interior landscape plants for indor air pollution abatement, NASA Office of Commercial Programs Technology Utilization Division, Final report. pp. 1-19.
Tuen Veronica Leung W., Yee Tiffany Tam T., Pan W.C., Wu C.D., Candice Lung S.C. & Spengler J.D. (2019). How is environmental greenness related to students’ academic performance in English and Mathematics? Landscape and Urban Planning. 181: 118-124.
https://www.gso.gov.vn/SLTK/Table.aspx?rxid=8f161760-9ba0-4c6d-8898-fdef1a92c072&px_db=10.+ Gic3%a1o+d%e1%bb%a5c&px_type=PX&px_language=vi&px_tableid=10.+Gi%c3%a1o+d%e1%bb%a5c%5cV10.04.px&layout=tableViewLayout1, ngày20/9/2019.