ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG KHOAI TÂY KT4TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 26-08-2019

Ngày duyệt đăng: 10-10-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hương, N., & Thiem, T. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG KHOAI TÂY KT4TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(7), 537–545. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/583

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG KHOAI TÂY KT4TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hương (*) 1 , Tran Thi Thiem 2

  • 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giống khoai tây KT4, mật độ trồng, mức phân bón, năng suất củ

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất củ của giống khoai tây KT4 trồng tại Thanh Trì, Hà Nội. Thí nghiệm được tiến hành ngoài đồng rộng và bố trí theo kiểu split -plot với 3 lần nhắc lại. Nhân tố ô chính là mật độ trồng ở 3 mức: 4 củ/m2 (M1), 5 củ/m2(M2) và 6 củ/m2 (M3). Nhân tố ô phụ là mức phân bón (kg/ha) với 3 mức: 120 N: 120 P2O5: 120 K2O (P1); 150 N: 150 P2O5: 150 K2O (P2) và 180 N: 180 P2O5: 180 K2O (P3). Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tăng đồng thời mật độ trồng từ M1 lên M2 và tăng mức phân bón từ P1 lên P2 đã làm tăng chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ khoai tây. Tuy nhiên,khi cùng tăng mật độ trồng từ M2 lên M3 và tăng mức phân bón từ P2 lên P3, các chỉ tiêu trên có tăng lên nhưng không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Năng suất thực thu cao nhất (26,21-27,44 tấn/ha) đạt được ở mật độ trồng M2 và M3 kết hợp với mức bón phân P2 và P3.

    Tài liệu tham khảo

    ArsenaultW.J., LeblancD.A., TaiG.C.C. & BoswallP. (2001). Effect of nitrogen application and seed piece spacing on yield and tuber size disstribution in eight potato cultivars. Poatao Assoc. Am. 78: 301-309.

    Birch P.R.J., BryanG., FentonB., GilroyE., HeinI., JonesJ.T., PrasharA., TaylorM.A., TorranceL. & TothI.K.(2012).Cropsthatfeedtheworld.Potato:arethetrendsofincreased global production sustainable? Food Security.4: 477-508.

    Cục Trồng trọt (2018). Tài liệu hội nghị “Đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2017 và kế hoạch triển khai vụ đông năm 2018 các tỉnh phía bắc”. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.tr.72.

    Dimante I. & Gaile1 Z. (2015). Theeffect of planting density on potato (Solanum tuberosumL.) minituber number, weight and multiplication rate. Agricultural sciences. 1: 27-33.

    Đỗ Thị Bích Nga, Trịnh Văn Mỵ, Nguyễn Thị Thu Hương &Nguyễn Thị Nhung (2015). Báo cáo kết quả điều tra bệnh virus, mốc sương và môi giới truyền bệnh virus trong sản xuất giống khoai tây ở một số vùng sinh thái miền Bắc Việt Nam.tr 48.

    FAO(2017). Data about area havested, yield, production quantity ofPotato in the world and Vietnam from 2008-2017.Retrieved from http://faostat.fao.org/on 12 March,2018.

    Georgakis D.N., KarafyllidisD.I., StavropoulosN.I., Nianiou E.X. &VezyroglouI.A. (1997). Effect of planting density and size of potato seed-minitubers on the size of the produced potato seed tubers. Acta Hortic. (ISHS). 462: 935-942.

    Hồ Hữu An & Đinh Thế Lộc (2005). Cây có củ và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.tr. 48

    Jamaati-e-Somarin Sh, TobehA. &HasanzadehM. (2008). Effects of different plant density and nitrogen application rate on nitrogen use efficiency of potato tuber. Pakistan Journal of Biological Science. 11(15): 1949-1952.

    Jamaati-e-Somarin Sh, TobehA., M. Hasanzadeh, Hokmalipour S. &Zabihi-e-Mahmoodabad R. (2009). Effects of plant density and nitrogen fertilizer on nitrogen uptake from soil and nitrat pollution in potato tuber. Research Journal of Environment Sciences. 3(1):122-126.

    Jin H., Liu J., Song B. &C.-H. XIE (2013). Impact of Plant Density on the Formation of Potato Mimitubers Derived from Microtubers and Tip-Cuttings in Plastic Houses.Journal of Intergrative Agriculture. 12(6): 1008-1017.

    Karafyllidis D.I., GeorgakisD.N., StavropoulosN.I., Nianiou E.X. &Vezyroglou I.A. (1997). Effect of planting density and size of potato seed-minitubers on their yielding capacity. Acta Hortic. (ISHS).462: 943-950.

    Nguyễn Đạt Thoại (2012). Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cây khoai tây hàng hóa ở tỉnh Điện Biên. Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ nông nghiệp, vốn vay ADB.tr.17.

    Nguyễn Thị Nhung, Trịnh Văn Mỵ, Ngô Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Quy, Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thị Bích Nga, Ngô Doãn Đảm, Nguyễn Đạt Thoại&Đỗ Thị Hồng Liễu (2018). Khảo Nghiệm giống khoai tây KT4 cho sản xuất vụ đông ở một số tỉnh Đồng Bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam.2: 13-19.

    Samuel Y.C., EssahD., Holm G. & Delgado J.A. (2004). Yield and Quality of two US red potatoes: Influence of nitrogen rate and plant population. Proceedings of the 4th. International Crop Science Congress,Brisbane, Australia, September 26 - October 1, 2004. Retrieved from http://www.cropscience.org.au/icsc2004/copyright.htmon March 10, 2018.

    SharmaS.P., SandhuA.S., BhutaniR.D. &Khurana S.C. (2014). Effects of planting dateand fertilizer dose on plant growth attributes and nutrient uptake of potato (SolanumtuberosumL.).Int.J.Agr.Sci.Hisar, India. 4(5): 196-202.

    Trương Văn Hộ (2010). Cây khoai tây ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.60.

    Villa P.M, SarmientoL., RadaF.J., Machado D. &Rodrigues A.C. (2017). Leaf area index potato (Solanum tuberosumL.) crop under three nitrogen fertilization treatments. Agronomia Colombiana. 35(2):71-175.