HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TẠI TÂY NGUYÊN

Ngày nhận bài: 27-02-2019

Ngày duyệt đăng: 03-09-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Phíp, N., Hoạt, N., Viên, T., Huy, N., Quang, T., Khuynh, B., … Phương, L. (2024). HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TẠI TÂY NGUYÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(5), 406–414. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/564

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TẠI TÂY NGUYÊN

Ninh Thị Phíp (*) 1 , Nguyễn Bá Hoạt 2 , Trần Đức Viên 3 , Nguyễn Đức Huy 2 , Trần Văn Quang 2 , Bùi Thế Khuynh 2 , Vũ Quỳnh Hoa 2 , Nguyễn Thị Thanh Hải 2 , Bùi Ngọc Tấn 2 , Vũ Thanh Hải 2 , Nguyễn Đức Khánh 2 , Lê Huỳnh Thanh Phương 4

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Họcviện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Môitrường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cây thuốc, thực trạng, giải pháp, Tây Nguyên

    Tóm tắt


    Cây dược liệu tại Tây nguyên đang bắt đầu được đưa vào trồng trọt. Để phát triển nguồn dược liệu theo hướng hàng hóa, điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp là nhiệm vụ quan trọng. Nghiên cứu sử dụng công cụ thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn người dân, phương pháp chuyên gia. Mỗi tỉnh điều tra 2 huyện, mỗi huyện điều tra hai xã, kết hợp với khảo sát thực địa. Kết quả điều tra chỉ ra để phát triển dược liệu bền vững cần có những nghiên cứu về giống, qui hoạch vùng trồng, kỹ thuật canh tác phù hợp, qui trình sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm hàng hóa; có chính sách khuyến khích nông dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị dược liệu. Phát triển các cây dược liệu bản địa của Tây Nguyên như Sâm Ngọc linh(Panax vietnamensisHa et Grushv), Đẳng sâm (Codonopsis javanica(Blume) Hook. f. & Thoms), Ngũ vị tử (Schisandra sphenantheraRedh &Wils) và Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb. Makino). Bên cạnh đó, nên phát triển các vùng trồng các loại cây dược liệu ôn đới như Actiso (Cynara scolymusL.) đươngquy Nhật Bản (Angelica acutilobaKitagawa)... Đồng thời mở rộng diện tích các cây thích ứng với trồng xen như Nghệ (Curcuma longaL.), Gừng (Zingiber officinaleRosc). Ở vùng đất giữa Tây Nguyên nên phát triển các cây có giá trị hàng hóa như Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifoliumL.), Hương nhu (Ocimum gratissimumL.); Quan tâm thử nghiệm các cây dược liệu khác như Đinh lăng (Polyscias fruticosa Harms), Sachi inchi (Plukenetia volubilisL.).

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Ytế (2015). QĐ 206/QĐ-BYT ngày 22 tháng 1 năm 2015. Về việc ban hành danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020.

    Hoàng Đức Hùng (2014). Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên. Luận văn Thạc sỹ khoa học. Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Phan Văn Tân (2013). Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển cây dược liệu bản địa có giá trị cao tại vùng đông nam tỉnh Gia Lai. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh Gia lai từ 2010-2012.

    Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

    Quyết định 787/QĐ-TTg ngày 5/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

    Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông (2018). Báo cáo thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2018.

    Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk (2018). Báo cáo thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2018.

    Sở Nông nghiệp và PTNT Kon Tum (2017). Đề án Đầu tư phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon tum giai đoạn 2017-2020 định hướng đến 2030.

    Sở Nông nghiệp và PTNT Kon Tum (2018). Báo cáo thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2018

    Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai (2018). Báo cáo thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2018.

    Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng (2018). Báo cáo thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2018.

    Trần Trọng Hòa, Nghiêm Xuân Minh, Nguyễn Đình Kỳ (2014). Chương trình Tây Nguyên 3: Những kết quảnghiên cứu chính trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tạp chí Khoa học-Công nghệ Việt Nam. 20: 11-14.

    Viện Dược liệu (2017). Danh lục cây thuốc Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học Việt Nam.

    Viện Dược liệu (2019). Báo cáo tổng hợp kết quảđề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen ngũ vị tử(Schisandra sphenantheraRehd. Et Wils) tại Ngọc Linh tạo nguyên liệu làm thuốc. Chương trình Quỹ gen. Bộ Khoa Học và Công nghệ.