Ngày nhận bài: 18-04-2019
Ngày duyệt đăng: 28-08-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM TRỨNG GIUN SÁN VÀ NOÃN NANG CẦU TRÙNG Ở CHÓ
Từ khóa
Phương pháp phù nổi, phương pháp Formol-Ether, chó, giun tròn, sán dây, cầu trùng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của ba phương pháp xét nghiệm phân: phương pháp phù nổi dùng nước muối NaCl bão hòa (SG 1,18), phù nổi dùng đường (SG 1,27) và tập trung trứng Formol-Ether trong việc xác định trứng của giun sán và noãn nang đơn bào trên chó. 270 mẫu phân chó được thu thập ở một số địa điểm thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, sau đó được xét nghiệm bằng các phương pháp trên. Kết quảxét nghiệm cho thấytỷ lệ nhiễm chung ký sinh trùng trên chó là 75,18%, gồm 12 loại mầm bệnh: sán lá (Heterophyids), giun tròn (Toxocara canis, Toxascaris leonina, Trichuris vulpis, Capillariasp., Strongyloides canisvà giun móc), sán dây (Dipyllidium caninum, Diphyllobothrium latum, Spirometrasp. và Taeniasp.) và cầu trùng Cystoisosporaspp. Giun móc (58,81%) và giun đũa T. canis(31,11%) là các mầm bệnh ký sinh chủ yếu. Phù nổi dùng đường cho hiệu quả cao nhất trong việc xác định trứng giun tròn và cầu trùng. Phù nổi dùng muối có hiệu quả xác định trứng giun tròn và cầu trùng thấp hơn sử dụng đường, nhưng cao hơn dùng Formaline-Ether. Phương pháp Formol-Ether có hiệu quả xác định trứng sán dây và trứng giun tròn chứa ấu trùng cao hơn các phương pháp còn lại, nhưng không xác định được cầu trùng.
Tài liệu tham khảo
Bùi Khánh Linh, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Dương Đức Hiếu, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Tú, Công Hà My&Nariaki Nonaka (2018). Đánh giá thực trạng nhiễm một số loại giun tròntruyền lây từ chó sang người. Tạp chí Phòng chốngbệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2(104): 34-39.
Bùi Khánh Linh, Dương Đức Hiếu, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Việt Linh&Lê Thị Lan Anh (2018). Khảo sát sự lưu hành giun móc (Ancylostoma spp.) truyền lây sang người trên chó nuôi ở Hà Nội và Phú Thọ, và một số đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 25(8).
David E.D. & Lindquist W.D. (1982). Determination of the specific gravity of certain helminth eggs using sucrose density gradient centrifugation. Journal of Parasitology. 68(5): 916-919.
Dryden M.W., Payne P.A., Ridley R. &Smith V. (2005). Comparison of common fecal floatation techniques for the recovery of parasite eggs and oocysts. Veterinary Therapeutics. 6(1): 15-28.
Foreyt W.J. (2013). Veterinary Parasitology Reference Manual. New York, Wiley & Sons.
Little S.E., Johnson E.M., Lewis D., Jaklitsch R.P., Payton M.E., Blagburn B.L., Bowman D.D., Moroff S., Tám T., Rich L.&Aucoin D. (2009). Prevalence of intestinal parasites in pet dogs in the United States. Veterinary Parasitology. 166: 144-152.
Moudgil A.D., Mittra S., Agnihotri R.K., Sharma D. &Sen D. (2016). Prevalence of gastrointestinal parasites in dogs of Palampur, Himachal Pradesh. Journal of Parasitic Diseases. 40(2): 227-229.
Nguyễn Phi Bằng, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Thị Bảo Trân và Nguyễn ThịChúc(2016). Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa ở chó và mối tương quan giữa yếu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y. 23(4): 44-52.
N. Thi Lan Anh, D. Thi Thu Thuy, D. Huu Hoan, N. Thi Hop & D. Trung Dung(2016). Levels of Toxocarainfections in dogs and cats urban Vietnam together with asscociated risk for transmission. J Helminthology. 90: 508-510.
Rojekittikhun W., Chaisiri K., Mahittikorn A., Pubampen S., Sa-nguankiat A., Kusolsuk T., Maipanich W., Udonsom R. &Mori H. (2014). Gastrointestinal parasites of dogs and cats in a refuge in Nakhon Nayok, Thailand. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine Public Health. 45(1): 31-39.
Suzuki N. (1981). Examination technics for helminth eggs. In: Color atlas of human helminth eggs. 3rded. Tokyo: JAPC & JOICEP.
Võ Thị Hải Lê &Nguyễn Văn Thọ (2011). Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 28 (6): 66-71.
Zajac A. (2002). Evaluation of the Importance of Centrifugation as a Component of Zinc Sulfate Fecal Flotation Examinations. Journal of TheAmerican Animal Hospital Assocication. 38: 221-224.