THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY TRỘN SẤY TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ, HỮU CƠ VI SINH TỪ PHÂN GIA CẦM

Ngày nhận bài: 13-11-2018

Ngày duyệt đăng: 05-03-2019

DOI:

Lượt xem

7

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Anh, H., Tuấn, T., & Hưởng, N. (2024). THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY TRỘN SẤY TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ, HỮU CƠ VI SINH TỪ PHÂN GIA CẦM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(12), 1079–1091. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/523

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY TRỘN SẤY TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ, HỮU CƠ VI SINH TỪ PHÂN GIA CẦM

Hoàng Xuân Anh (*) 1 , Tống Ngọc Tuấn 1 , Nguyễn Hữu Hưởng 1

  • 1 Khoa Cơ Điện, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Trộn sấy, phân hữu cơ, gia cầm, chất thải

    Tóm tắt


    Hiện nay để xử lý làm khô nhanh phân gia cầm người ta sử dụng máy trộn sấy, các máy này chủ yếu nhập ngoại với giá thành cao. Thiết kế, chế tạo thành công mẫu máy trộn sấy cỡ nhỏ phục vụ sản xuất phân hữu cơ từ phân gia cầm nhằm giảm thời gian xử lý phân gia cầm, tăng chất lượng phân hữu cơ, giảm chi phí đầu tư và sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa như SolidWorks, AutoCAD, Inventor để lựa chọn cấu tạo, nguyên lý hoạt động, xác định các thông số kỹ thuật và thử nghiệm đánh giá khả năng làm việc của máy trộn sấy. Máy trộn sấy năng suất 500kg/mẻ có kết cấu gọn nhẹ, dễ chế tạo, dễ lắp đặt, dễ vận hành và làm sạch thuận tiện. Máy có giá thành thấp, phù hợp xử lý chế biến phân gia cầm thành các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh và còn làm khô được nhiều loại chất thải trong chăn nuôi. Ngoài trộn sấy phân gia cầm, máy có thể dùng sấy hoặc trộn thức ăn hỗn hợp từ các nguyên liệu được nghiền nhỏ, có nguồn gốc tự nhiên hay thức ăn đậm đặc với nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Minh Tuyển (1987). Các máy khuấy trộn trong công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

    Trần Phú (2002). Tính toán và thiết kế hệ thống sấy. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

    Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Như Tự (2011). Thiết kế chi tiết máy. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

    Lê Vũ Quân (2017). Xây dựng mô hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn,gà) sản xuất công nghiệp phân bón hữu cơ chất lượng cao tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô vừa và lớn. Báo cáo dự án thuộc chương trình trọng điểm cấp Nhà nước mã số NN.DA.NTM.01.

    Phạm Thị Thu Hòa (2014). Nghiên cứu xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh. Khóa luận tốt nghiệp. Khoa kỹ thuật môi trường, Trường đại học dân lập Hải Phòng.

    Manure processing equipment (2017). Viewed 2 November 2017. http://feeco.com/manure-processing/.

    Chicken Manure Treatment Methods Introduction (2013). viewed 2 November (2017), http://www.asico-group.com/news/chicken-manure-treatment-methods.html.

    Chicken Manure Dryer (2017). viewed 2 November 2017. http://www.dlbio-dryer.com/dryingseries/ chicken%20manure%20dryer.html#cans.

    Nguyễn Thế Hinh (2017). Thực trạng xử lý môi trường chăn nuôi tại Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý, Tạp chí Môi trường, 6.

    Tổng cục Thống kê (2019). Thống kê chăn nuôi Việt Nam 01/10/2018, http://nhachannuoi.vn/thong-ke-chan-nuoi-viet-nam-01-10-2018/