ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG XEN CÂY MẠCH MÔN VÀ PHÂN BÓN ĐẾN CỎ DẠI, SÂU BỆNH HẠI TRÊN VƯỜN CHÈ NON

Ngày nhận bài: 05-09-2012

Ngày duyệt đăng: 28-11-2012

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hinh, N., Vinh, N., & Tuất, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG XEN CÂY MẠCH MÔN VÀ PHÂN BÓN ĐẾN CỎ DẠI, SÂU BỆNH HẠI TRÊN VƯỜN CHÈ NON. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(7), 949–955. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/32

ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG XEN CÂY MẠCH MÔN VÀ PHÂN BÓN ĐẾN CỎ DẠI, SÂU BỆNH HẠI TRÊN VƯỜN CHÈ NON

Nguyễn Thế Hinh (*) 1 , Nguyễn Đình Vinh 2 , Nguyễn Văn Tuất 3

  • 1 Nghiên cứu sinh - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 3 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Mạch môn, chè, sâu bệnh hại, cỏ dại, trồng xen

    Tóm tắt


    Sử dụng cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall) trồng xen trong vườn chè non giống Kim Tuyên (1-3 tuổi) nhằm tăng độ che phủ bề mặt đất, tạo môi trường thuận lợi cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt và tăng thu nhập. Đánh giá tác động của trồng xen cây mạch môn và các công thức bón phân cho cây chè đến sự phát sinh và gây hại của các loài cỏ dại, sâu bệnh hại trên cây chè là mục tiêu của nghiên cứu này. Thí nghiệm gồm 7 công thức bón phân cho cây mạch môn và cây chè, trên nền có trồng xen và không trồng xen cây mạch môn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) Trên vườn chè non có 15 loài cỏ gây hại, trong đó phổ biến là các loại cỏ thài lài, cỏ cứt lợn, hoa cúc dại và cỏ vừng; ii) trồng xen cây mạch môn đã làm giảm khối lượng các loài cỏ dại gây hại trong vườn chè; iii) Cây mạch môn không phải là kí chủ của các loài sâu bệnh hại chè. Trồng xen cây mạch môn trong vườn chè làm thay đổi điều kiện ánh sáng, độ ẩm và độ che phủ đất đã tác động đến sự phát sinh và gây hại của các loài sâu bệnh hại chè khác nhau, làm tăng mật độ và tỷ lệ gây hại của rầy xanh, bọ xít muỗi và bệnh đốm nâu, làm giảm mật độ và tỷ lệ gây hại của bọ cánh tơ, nhện đỏ trên cây chè.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Thế Hinh, Nguyễn Đình Vinh (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus. Wall) đến sinh trưởng của cây chè thời kì kiến thiết cơ bản tại tỉnh Sơn La”, Tạp chí Kinh tế, sinh thái số 30 -2009, tr 65-78.

    Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Hùng Tiến, Nguyễn Khắc Tiến (1998). Sâu bệnh, cỏ dại hại chè và biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp Hà Nôi.

    Huỳnh Văn Khiết (2003). Nghiên cứu một số cây trồng xen và che phủ đất cho vườn cao su kiến thiết cơ bản tại Daklak, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1999). Các cây phân xanh, cây cải tạo đất thích hợp cho vùng đồi núi. Đất đồi núi Việt Nam thoái hoá và phục hồi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

    Phòng phân tích đất và nông hóa, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Bảng phân loại đất vùng đồi núi.

    Nguyễn Đình Vinh (2007). Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng xen và che phủ trên đất dốc tại Yên Châu - Sơn La. Hội thảo canh tác đất dốc cơ hội và thách thức, Đại học Tây Bắc.

    Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hải (2011). Điều tra kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall). Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, số 6/2011, tr. 928-936.