KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẪN CẢM VỚI CHỔI RỒNG CỦA CÁC GIỐNG NHÃNTẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ngày nhận bài: 16-05-2015

Ngày duyệt đăng: 28-07-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hạnh, T., Hiếu, N., Bảy, Đào, Hòa, N., & Hoạt, T. (2024). KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẪN CẢM VỚI CHỔI RỒNG CỦA CÁC GIỐNG NHÃNTẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(6), 843–851. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/317

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẪN CẢM VỚI CHỔI RỒNG CỦA CÁC GIỐNG NHÃNTẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Thị Mỹ Hạnh (*) 1 , Nguyễn Thành Hiếu 1 , Đào Thị Bé Bảy 1 , Nguyễn Văn Hòa 1 , Trịnh Xuân Hoạt 2

  • 1 Viện Cây ăn quả miền Nam
  • 2 Viện Bảo vệ thực vật
  • Từ khóa

    BệnhChổi rồng, giống cây nhãn, nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi, vườn nhãn

    Tóm tắt


    Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpilà môi giới lan truyền bệnh Chổi rồngtrên nhãn. Tác nhân gây bệnh Chổi rồngphức tạp, rất khó quản lý nên biện pháp quản lý chủ yếu hiện nay là biện pháp giống và phòng trừ môi giới truyền bệnh. Nghiên cứu mức độ mẫn cảm đối với bệnh Chổi rồngcủa các giống nhãn được thực hiện tại Viện Cây ăn quả miền Nam (VCAQMN) và các vườn nhãn nhiễm bệnh Chổi rồngtại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ 4/2013 đến tháng 11/2014. Kết quả nhận thấy: Sau khi lây nhiễm bệnh Chổi rồngcho các cây nhãn ghép của các giống nhãn khảo sát ghi nhận giống nhãn Tiêu da bò nhiễm bệnh Chổi rồngnặng nhất, kế đến là các giống nhãn Edor, Vũng Tàu và Thạch kiệt được đánh giá là có tính “nhiễm”, tiếp theo là các giống nhãn Xuồng cơm trắng, Cùi, Lồng Hưng Yên và nhãn lai NL1-19 được đánh giá là có tính “nhiễm trung bình”. Giống nhãn Giồng, Sài Gòn và nhãn lai NL1-23 được đánh giá là có tính “kháng trung bình”. Giống nhãn Xuồng cơm vàng, Long và Super chưa thể hiện triệu chứng bệnh Chổi rồng, được đánh giá là có tính “kháng cao” đối với bệnh ở điều kiện ngoài vườn sau 11 tháng bố trí thí nghiệm. Trong 4 giống nhãn được trồng phổ biến tại tỉnh Tiền Giang, ghi nhận giống Xuồng cơm vàng có khả năng “kháng cao” đối với bệnh Chổi rồng; giống nhãn Thạch kiệt khả năng “kháng trung bình”; giống nhãn Edor có tính “nhiễm” và giống nhãn Tiêu da bò có tính “nhiễm nặng” đối với bệnh Chổi rồngở thời điểm 9 tháng sau khi điều tra. Kết quả khảo sát 21 cá thể giống nhãn lai NL1-23 nhận thấy giống nhãn lai này có tỷ lệ nhiễm bệnh Chổi rồng7,0%, được đánh giá là có khả năng “kháng trung bình” đối với bệnh Chổi rồngsau 12 tháng trồng ngoài vườn.

    Tài liệu tham khảo

    Chen, J.Y, Chen, J.Y., Xu, X.D., Fan, G.C., Chen, X. (1998). An investigation into the susceptibility of varieties to longan witches’ broom disease and some considerations about the breeding and utilisation of resistant varieties. Prospects of Plant Protection in the 21st Century. Beijing Press of Science and Technology of China, pp. 410-413.

    Chen, J.Y., Ke, C., Lin, K.S. (1990). Studies on longan witches’ broom disease. History, and symptom, distribution and damage. Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences,5: 34-38.

    Croxall, H.E.,Gwynne, D.C., Jenkins, J.E.E. (1952). The rapid assessment of apple scab on leaves. Plant pathology, 1: 39-41.

    Dennil, G.B. (1991). A pruning technique for saving vineyards severely infested by the grape vine bud mite Colomerus vitis(Pagenstecher) (Eriophyidae). Crop Protection, 10(4): 310-314.

    Feng, Q., Chomchalow, N., Sukhvibul, N., Zeng, M., Chen, J., Liu, H., He, D. (2005). Occurrence and chemical contral of longan gall mites during panicle development. Acta Horiculturerae,665: 405-408.

    Mustafa, M., Imran, M.,Azeem, M., Riaz, A., Afzal, M. (2015). Commercial citrus cultivars resistance evaluation and management to canker disease. International Journal of Agronomy and Agricultural Research,6(6): 1-9.

    Nguyễn Công Thuật(1997). Nội dung và phương pháp điều tra cơ bản sâu hại trên các cây ăn quả. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. Viện Bảo vệ thực vật.

    Nguyễn Văn Hòa, Mai Văn Trị, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Huy Cường (2008). Nghiên cứu hiện tượng Chổi rồngtrên cây nhãn ở Nam bộ và biện pháp quản lý bệnh. Chương trình nghiên cứu đề tài cấp Bộ (2005-2008).

    Thuy, T.D.N., Samanta, P., Juan, F.M., Hoat, X.T., Assunta, B. (2012). Detection and identification of phytoplasma associated with longan witches’ broom in Vietnam. Phytopathogenic Mollicutes,2(1): 23-27.

    Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Dương Tuyến, Lương Thị Duyên, Nguyễn An Đệ, Nguyễn Văn Hòa(2012). Nghiên cứu vai trò, đặc điểm sinh học của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpiđối với bệnhChổi rồngtrên nhãn. Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam,6(36): 59-64.

    Ungasit, P., Lamphany, D.N., Apichartiphongchai, R. (1999). Longan-An important economic fruit tree for industry development. Faculty of Agriculture, Chiang Mai University,137.

    Visitpanich, J., Sittigul, C., Sardsud, V. (1996). Longan leaf curl symptoms in Chiang Mai and Lam Phun. Journal of Agriculture,12(3): 203-218.