Ngày nhận bài: 15-09-2015
Ngày duyệt đăng: 29-11-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM CỦA CÂY LÚA CẠN VÙNG TÂY BẮC
Từ khóa
Hiệu suất sử dụng nitơ, hiệu suất sinh lý, nitơ, lúa cạn, năng suất hạt
Tóm tắt
Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới của trường Đại học Tây Bắc, thành phố Sơn La nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đạm của giống lúa cạn Nếp nương tròn và giống LC93-1. Thí nghiệm được bố trí trong chậu với hai giống và năm mức phân bón gồm: 0 mgN/chậu (N0); 200 mgN/chậu (N1); 400 mg N/chậu (N1); 600 mg N/chậu (N3); 800 mg N/chậu (N4). Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại sử dụng 3 chậu cho một công thức, tổng số chậu thí nghiệm là 90 chậu, mỗi chậu sử dụng 5 kg đất nương đồi. Hạt giống được gieo trực tiếp trên chậu, khi cây đạt 3 lá tiến hành tỉa để mỗi chậu 1 cây. Trong suốt quá trình sinh trưởng, độ ẩm đất được duy trì ở mức 70-80% độ ẩm đồng ruộng. Kết quả cho thấy khi tăng mức đạm bón từ 0 mg/chậu (N0) đến 800 mg/chậu (N4) đã làm tăng chiều cao cây, số bông/khóm, số hạt chắc/bông, năng suất sinh khối và năng suất hạt của cả hai giống lúa. Trong đó, năng suất hạt ở các mức N0; N1; N2; N3; N4 của giống Nếp nương tròn lần lượt đạt 5,8; 13,5; 19,9; 22,6; 25,0 g/chậu, trung bình đạt 17,4 g/chậu và của giống đối chứng lần lượt đạt 4,4; 13,4; 18,9; 22,1; 23,8 g/chậu, trung bình đạt 16,5 g/chậu. Khi tăng lượng phân đạm bón làm tăng hàm lượng nitơ trong thân lá nhưng không làm tăng đáng kể hàm lượng nitơ trong hạt. Mặc dù vậy lượng đạm hấp thu trong thân lá, trong hạt và tổng lượng đạm hấp thu tăng khi tăng lượng phân đạm bón. Hiệu suất sử dụng nitơ tạo năng suất (NUE), hiệu suất nông học (AE), hiệu suất sinh lý (PE) và hiệu quả sử dụng đạm (UE) ở cả hai giống đều giảm khi tăng mức bón đạm. Hiệu quả sử dụng đạm (UE) cao nhất của cả hai giống đều ở mức đạm N1, lần lượt đạt 111,4 mg/mg N đối với giống Nếp nương tròn và 100,2 mg/mg N với giống đối chứng.
Tài liệu tham khảo
Cassman, K. G., Dobermann, A. & Walters, D. T. (2002). Agroecosystems, nitrogen-use efficiency, and nitrogen management. AMBIO: A Journal of the Human Environment, 31: 132-140.
Fageria, N. K. (1998). Evaluation nutritional status of rice. In: Technology for Upland Rice, F. Breseghello, and L. F. Stone (Eds.), pp. 59-66. Santo Antonio de Goi´as, Brazil: National Rice & Bean Research Center of EMBRAPA.
Fageria, N. (2007). Yield physiology of rice. Journal of Plant Nutrition, 30: 843-879.
Fageria, N. and Baligar, V. (2001). Lowland rice response to nitrogen fertilization. Communications in Soil Science and Plant Analysis, 32: 1405-1429.
Fageria, N., DE Morais, O. and Dos Santos, A. (2010). Nitrogen use efficiency in upland rice genotypes. Journal of plant nutrition, 33: 1696-1711.
Fageria, N. K. and Baligar, V. C. (2005). Enhancing Nitrogen Use Efficiency in Crop Plants. In: Donald, L. S. (Ed.) Advances in Agronomy, Academic Press.
Franzini, V., Mendes, F., Muraoka, T., Da Silva, E. and Adu-Gyamfi, J. (2013). Phosphorus Use Efficiency by Brazilian Upland Rice Genotypes Evaluated by the 32 P Dilution Technique. IAEA TECDOC SERIES, No 1721, 79.
Guo, R., Li, X., Christie, P., Chen, Q., Jiang, R. and Zhang, F. (2008). Influence of root zone nitrogen management and a summer catch crop on cucumber yield and soil mineral nitrogen dynamics in intensive production systems. Plant and soil, 313: 55-70.
Kiniry, J. R., Mccauley, G., Xie, Y. and Arnold, J. G. (2001). Rice parameters describing crop performance of four US cultivars. Agronomy Journal, 93: 1354-1361.
Kumagai, E., Araki, T. and Ueno, O. (2010). Comparison of susceptibility to photoinhibition and energy partitioning of absorbed light in photosystem II in flag leaves of two rice (Oryza sativa L.) cultivars that differ in their responses to nitrogen-deficiency. Plant Production Science, 13: 11-20.
Maclean, J., Hardy, B. and Hettel, G. (2013). Rice Almanac: Source Book for One of the Most Important Economic Activities on Earth, IRRI.
Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đoàn Thị Thùy Linh, Phạm Văn Cường và Nguyễn Thị Kim Thanh (2014). Đặc điểm sinh lý liên quan đến tính chịu hạn của một số mẫu giống lúa cạn vùng Tây Bắc. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(8): 1213-1222.
Nguyễn Văn Khoa, Phạm Văn Cường (2015). Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và mức phân đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của lúa cạn tại vùng Tây Bắc. Tạp chí Nông nghiệp và PTNN, 11: 40-47.
Sinclair, T. R. and Rufty, T. W. (2012). Nitrogen and water resources commonly limit crop yield increases, not necessarily plant genetics. Global Food Security, 1: 94-98.
Yoshida, S. (1981). Fundamentals of Rice Crop Science, Internatiomal Rice Research Institute, Los Banos, Philipinines.
Zhang, Y., Mao, L., Wang, H., Brocker, C., Yin, X., Vasiliou, V., Fei, Z. and Wang, X. (2012). Genome-wide identification and analysis of grape aldehyde dehydrogenase (ALDH) gene super family. PLoS One, 7, e32153.