Ngày nhận bài: 30-07-2014
Ngày duyệt đăng: 22-07-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN VÀ GIBERELIN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI CÀ CHUA BI (Lycopersicon esculentumvar. cerasiforme)
Từ khóa
Cà chua bi, chín trái, GA3, NAA, phát triển, tỉ lệ đậu trái, trọng lượng tươi
Tóm tắt
Xử lí hoa cà chua bi với các chất điều hòa sinh trưởng thực vật NAA và GA3 riêng rẽ hoặc phối hợp khi hoa nở hoàn toàn (thời điểm cánh hoa mở hoàn toàn) giúp sự hình thành và phát triển trái, đặc biệt là duy trì trái trên cây, đồng thời tác động tích cực đến sự phát triển của chùm trái. Quan sát 6 tuần sau khi phun cho thấy, xử lý riêng rẽ với NAA 20 mg/Lcho kết quả trái có trọng lượng tươi, chiều dài, đường kính và năng suất cao hơn đối chứng. Trong khi đó, xử lí với GA3ở cùng nồng độ 20 mg/L và cùng thời gian cho thấy trọng lượng tươi, đường kính, chiều dài và năng suất không khác biệt so với đối chứng. Xử lí kết hợp NAA 10 mg/L + GA3 10 mg/L cho kết quả6 tuần sau khi phuntrái có trọng lượng tươi, đường kính, tỉ lệ đậu, số trái trên chùm, trọng lượng chùm và năng suất đạt cao nhất. Xử lí với riêng NAA cũng làm tăng tỉ lệ trái chín, rút ngắn thời gian chín nhưng xử lý với riêng GA3 làm cho tỉ lệ trái chín thấp hơn so với đối chứng.
Tài liệu tham khảo
Lê Thị Trung (2003). Tìm hiểu và áp dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật để kiểm soát hiện tượng rụng trái non xoài (Mangifera indica L.). Luận ánTiến sĩ, chuyên ngành Sinh lý Thực vật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Tp. HCM.
Nguyễn Hồng Minh (2008). “Tạo giống cà chua lai trái nhỏ HT144”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(1): 19-21.
Bùi Trang Việt (2002). Sinh lý thực vật đại cương. Phần II - Phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Tp. HCM.
Vũ Văn Vụ (2001). Sinh lý học thực vật, Nhà xuất bản Giáo Dục.
Lalit M.S. (2002). “Plant growth and development - Hormones and Environment. Elsevier Science (USA), p. 413-427.
Li Y.H., Wu Y.J., Wu B., Zou M.H., Zhang Z. and Sun G.M. (2010). Exogenous gibberellic acid increases the fruit weight of “Comte de Paris” pineapple by enlarging flesh cells without negative effects on frut quality. Acta Physiol Plant, p. 23-27.
Pandolfini T. (2009). Seedless Fruit Production by Hormonal Regulation of Fruit Set, Nutrient, 1(2): 168-177.