Ngày nhận bài: 06-08-2012
Ngày duyệt đăng: 15-09-2012
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA CHỌN HẠT GIỐNG Ở CÁC VỊ TRÍ TÁN HOA ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY BẠCH CHỈ (ANGELICA DAHURICABenth et Hook. F.) TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI
Từ khóa
Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. Et Hook. F), cấp tán hạt, năng suất, sinh trưởng
Tóm tắt
Cây bạch chỉ là cây dược liệu thiết yếu trong y học cổ truyền. Hoa quả cây bạch chỉ nhiều, phân bố trên các cấp tán khác nhau. Thời gian nở hoa, số tán, kích thước tán, kích thước hạt và năng suất hạt khác nhau trên mỗi cấp tán. Năng suất hạt/cấp tán cao nhất ở tán cấp 2 (149,50 gam/cấp tán), thấp nhất ở tán cấp trung tâm (1,85 g/tán). Nghiên cứu ảnh hưởng của chọn hạt giống ở các vị trí tán khác nhau: tán trung tâm (CT1), tán cấp 1 (CT2), tán cấp 2 (CT3), tán cấp 3 (CT4) tán trên tán cấp 3 (CT5). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hạt giống ở các vị trí tán hoa khác nhau ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ ra hoa và kích thước củ. Hạt trên tán cấp 1, 2 và 3 sinh trưởng phát triển khỏe, khả năng tích lũy tổng chất khô và kích thước củ cao hơn so với tán cấp trung tâm và tán cấp 4, 5. Năng suất củ, tỷ lệ củ loại I cao nhất ở công thức 3 (3,16 tấn/ha, tỷ lệ củ loại I là 94,32%) thấp nhất là công thức 5 1,47 tấn/ha; tỷ lệ củ loại I là 73,06%). Lựa chọn hạt giống trên tán cấp 1, cấp 2 và cấp 3 đảm bảo cây sinh trưởng khỏe, đồng đều tạo phẩm cấp dược liệu cao.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr. 598.
Phạm Hoàng Hộ (2001). Cây cỏ Việt Nam, Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tr.487.
Hendrix, S.D. (1984a). Variation in seed weight and its effect on germination in Pastinaca sativa L. Umbelliferae). Am. J. Bot. 71, 795-802.
Hendrix, S.D. (1984b). Reactions of Heracleum lanatum to floral herbivory by Depressaria pastinacella. Ecology 65, 191-197.
Ninh Thi Phip (2007). Eco- physiological study on the stable and high productivity of root in Angelica acutiloba Kitagawa, a medicinal plant. Thesis of Doctoral Course. Chiba University, Japan.
Ojala (1985). Seed dormancy and germination in Angelica archagelica subsp. Archangelica (Apiaceae). Ann.Bot. Fennici 22. page 55 - 62.
Ojala (1986). Variation of Angelica archagelica subsp. Archangelica (Apiaceae) in northern Fennoscandia. Ann. Bot. Fennici. 23. Page 11 - 21.
Stanton, M. L. (1984). Development and genetic sources of seed weight variation in Raphanus raphanistrum L. (Brassicaceae). Am. J. Bot., 71: 1090-1098.
Seiwa, K. (2000). Effects of seed size and emergence time on tree seedling establishment: Importance of developmental contraints. Oecologia, 123(2): 208-215.
Thomas, T. H., D. Gray and N. L. Biddingron (1978). The influence of the position of the seed on the mother plant on seed and seeding performance. Acta horticulturace 83: Page 57 - 61.
Zhang, J. & M. A. Maun (1990), Seed size variation and its effects on seedling growth in Agropyron psammophilum. Bot. Gaz., 151: 106-113.