ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH VÀ ĐỘ SÂU BÓN PHÂN ĐẠM DẠNG VIÊN NÉN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NGÔ TẠI HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HÓA

Ngày nhận bài: 11-03-2015

Ngày duyệt đăng: 09-04-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thiện, T., Hùng, N., & Cảnh, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH VÀ ĐỘ SÂU BÓN PHÂN ĐẠM DẠNG VIÊN NÉN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NGÔ TẠI HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HÓA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 183–191. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/171

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH VÀ ĐỘ SÂU BÓN PHÂN ĐẠM DẠNG VIÊN NÉN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NGÔ TẠI HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HÓA

Trần Đức Thiện (*) 1 , Nguyễn Thế Hùng 2 , Nguyễn Tất Cảnh 2

  • 1 Nghiên cứu sinh, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giống ngô lai C919, phân đạm dạng viên nén

    Tóm tắt


    Quản lý tốt phân đạm cung cấp đủ đạm cho cây để tối đa năng suất và lợi nhuận trong khi đó giảm thiểu sự mất đạm. Thí nghiệm này được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng khoảng cách và độ sâu bón phân đạm dạng viên nén đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô lai C919. Thí nghiệm được tiến hành ở vụ Đông năm 2012 và vụ Xuân năm 2013, tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thí nghiệm hai nhân tố, khoảng cách bón phân nén (K) có 3 mức (K1: 5 cm; K2:10 cm; K3:15 cm) và độ sâu bón phân (D) có 4 mức: (D1: 5 cm; D2: 10 cm; D3: 15 cm; D4: 20 cm); khoảng cách được xác định so với hạt ngô sau khi gieo; độ sâu bón phân được xác định so với bề mặt của luống ngô sau khi san phẳng. Tổng số có 12 công thức (K1D1; K1D2; K1D3; K1D4; K2D1; K2D2; K2D3; K2D4; K3D1; K3D2; K3D3; K3D4) được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 03 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 14 m2, mật độ trồng 5,9 vạn cây/ha. Lượng phân bón: 8 tấn phân chuồng, 120 kg N (dạng viên nén), 90 P2O5, 90 K2O/ha. Bón phân đạm dạng viên nén 01 lần khi gieo hạt; bón 4 viên phân/01 gốc ngô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất ngô đạt cao nhất khi bón đạm ở khoảng cách 10cm so với hạt ngô sau gieo cho năng suất cao nhất (73,8 tạ/ha ở vụ Đông năm 2012, 75,2 tạ/ha ở vụ Xuân năm 2013) và ở độ sâu 10 cm (đạt 75,1 tạ/ha ở vụ Đông năm 2012, 76,6 tạ/ha ở vụ Xuân năm 2013). Năng suất thực thu ngô đạt cao nhất ở độ sâu bón 10cm và cách hạt ngô 10cm. Vụ Đông năm 2012 năng suất đạt 78,6 tạ/ha và vụ Xuân năm 2013 đạt 81,0 tạ/ha.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Tất Cảnh (2008). Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân viên nén phục vụ thâm canh ngô trên đất dốc tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011). Báo cáo định hướng và giải pháp phát triển cây ngô vụ đông và vụ xuân các tỉnh phía Bắc.

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2012 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Nguyễn Văn Bộ (2013). Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam, Báo cáo Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, tr 13-40.

    Amanullahand Paigham Shah (2009). Timing and rate of nitrogen application influence grain quality and yield in maize planted at high and low densities Published online inWiley Interscience.

    Below, F.E. (2002). Nitrogen metabolism and crop productivity. In: Pessarakli, M. (Ed.), Handbook of Plant and Crop Physiology. New York, Marcel Dekker Inc., pp. 385-406.

    Blaylock, A.D., G.D. Binford, R.D. Dowbenko, J. Kaufmann,and R. Islam (2005). ESN®, controlled-release nitrogen for enhanced nitrogen efficiency and improved environmental safety. In: Proc. 3rd International Nitrogen Conference -Contributed Papers, 12-16 October 2004, Nanjing, China. Science Press and Science Press USA, Monmouth Junction, NJ., pp. 381-390.

    Borrell, A.K., Hammer, G.L., Oosterom, E.V. (2001). Stay-green: a consequence of the balance between supply and demand for nitrogen during grain filling. Ann. Appl. Biol.,138: 91-95

    Burton, D.L., X. Li, and C.A. Grant (2008). Infl uence of fertilizer nitrogen source and management practice on N2O emissions from two Black Chernozemic soils. Can. J. Soil Sci., 88: 219-227.

    Halvorson, A.D., S.J. Del Grosso, and C.A. Reule (2008b). Nitrogen, tillage, and crop rotation effects on nitrous oxide emissions from irrigated cropping systems. J. Environ. Qual. (accepted).

    Hirel, B., Gouis, J.L., Ney, B., Gallais, A. (2007). The challenge of improving nitrogen use efficiency in crop plants: towards a more central role for genetic variability and quantitative genetics within integrated approaches. J. Exp. Bot., 58: 2369-2387.

    Ma, B.L., Dwyer, M.L. (1998). Nitrogen uptake and use in two contrasting maize hybrids differing in leaf senescence. Plant Soil, 199: 283-291.

    Merchan-Paniagua, S. (2006). Use of slow-release N fertilizer to control nitrogen losses due to spatial and climatic differences in soil moisture conditions and drainage in claypan soils. M.S. Thesis. 104 pp. University of Missouri-Columbia.

    Motavalli, P.P., K.W. Goyne, and R.P. Udawatta (2008). The environmental impacts of enhanced efficiency nitrogen fertilizers. Crop Management (in review). Plant Management Network.

    Rajcan, I., Tollenaar, M. (1999a). Source: sink ratio and leaf senescence in maize. I. Dry matter accumulation and partitioning during grain filling. Field Crops Res., 60: 245-253.

    Shaviv, A. (2000). Advances in controlled release fertilizers. Advances in Agronomy, 71: 1-49.

    Snyder, C.S., T.W. Bruulsema, and T.L. Jensen (2008). Greenhouse gas emissions from cropping systems and the infl uence of fertilizer management - a literature review. International Plant Nutrition Institute, Norcross, Georgia, U.S.A. (http://www.ipni.net/ghgreview).

    Trenkel, M.E. (1997). Improved Fertilizer Use Effi ciency. Controlled-release and stabilized fertilizers in agriculture. International Fertilizer Industry Association. Paris, France. (http://www.fertilizer.org/ifa/ publicat/ pdf/ trenkel .pdf).

    William R.Raun and Gordon V.Johnson (1999). Improving Nitrogen Use Efficiency for Cereal Production. Agronomy Journal, 91(3): 357-363.