NGHIÊN CỨU CẢM ỨNG VÀ NUÔI CẤY RỄ TƠ CÂY ĐAN SÂM (Salvia miltiorrhizaBunge)

Ngày nhận bài: 25-07-2014

Ngày duyệt đăng: 10-03-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Thảo, N., Vinh, L., Anh, L., Thủy, N., & Thảo, N. (2024). NGHIÊN CỨU CẢM ỨNG VÀ NUÔI CẤY RỄ TƠ CÂY ĐAN SÂM (Salvia miltiorrhizaBunge). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 251–258. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/158

NGHIÊN CỨU CẢM ỨNG VÀ NUÔI CẤY RỄ TƠ CÂY ĐAN SÂM (Salvia miltiorrhizaBunge)

Ninh Thị Thảo (*) 1 , Lê Tiến Vinh 2 , Lã Hoàng Anh 1 , Nguyễn Thị Thủy 1 , Nguyễn Thị Phương Thảo 1

  • 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Cục Vệ sinh Thực phẩm
  • Từ khóa

    Agrobacterium rhizogenes, đan sâm, rễ tơ

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm cảm ứng tạo dòng rễ tơ cây đan sâm (Salvia miltiorrhizaBunge) nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ATCC 15834 và bước đầu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối rễ tơ. Trong ba loại vật liệu lây nhiễm với vi khuẩn (lá, cuống lá và đoạn thân), mô lá là vật liệu thích hợp nhất để cảm ứng rễ tơ đan sâm. Mật độ vi khuẩn cho tỷ lệ mô lá cảm ứng tạo rễ đạt cao nhất (53,85%) tương ứng với giá trị mật độ quang OD600= 0,2. Kết quả kiểm tra sự có mặt của gen rolAbằng phương pháp PCR khẳng định 4 dòng rễ tơ đã được cảm ứng thành công. Các dòng rễ tơ có khả năng tăng trưởng nhanh và ổn định khi nuôi cấy trong môi trường không bổ sung chất điều tiết sinh trưởng. Tốc độ tăng trưởng của dòng rễ tơ A5.14 khi nuôi cấy trên môi trường B5 cao hơn khi nuôi cấy trên môi trường MS. Trong bốn phương thức nuôi cấy thử nghiệm gồm môi trường B5 đặc, lỏng, bán lỏng và phân lớp, khối lượng rễ tơ tăng so với khối lượng rễ ban đầu đạt cao nhất (7,67 lần) sau 4 tuần khi nuôi cấy rễ tơ trên môi trường B5 đặc.

    Tài liệu tham khảo

    Bensaddek L., Gillet F., Nava-Saucedo J. E., Fliniaux M. A. (2001). The effect of nitrate and ammonium concentrations on growth and alkaloid accumulation of Atropa belladonnahairy roots. Journal of Biotecnology, 85: 35-40.

    Ge X., Wu J. (2005). Tanshinone production and isoprenoid pathways in Salvia miltiorrhizahairy roots induced by Ag+ and yeast elicitor. Plant Science, 168 (2): 487-491.

    Gupta S. K., Liu R. B., Liaw S. Y., Chan H., Tsay H. S. (2011). Enhanced tanshinone production in hairy roots of ‘Salvia miltiorrhizaBunge’ under the influence of plant growthregulators in liquid culture. Botanical Studies, 52: 435-443.

    Hao G., Ji H., Li Y., Shi R., Wang J., Feng L., Huang L. (2012). Exogenous ABA and polyamines enhanced salvianolic acids contents in hairy root cultures of Salvia miltiorrhizaBge f.alba. Plant Omics Journal, 5(5): 446-452.

    Hsia C. N., Lin J. F., Chen U. C., Tsao C. Y., Chan H.S. (2007). Establishment hairy root culture system of Salvia miltiorrhiza.International Symposium on Ecological and Environmental Biosafety of Transgenic Plants December 7-8, ARI, Taichung, Taiwan.

    Kai G., Xu H., Zhou C., Liao P., Xiao J., Luo X., You L., Zhang L. (2011). Metabolic engineering tanshinone biosynthetic pathway in Salvia miltiorrhizahairy root cultures. Metabolic Enginerring, 13(3): 319-327.

    Kiana P., Khosro P., Taiebeh G. (2012). Hairy root induction from Portulaca oleraceausing Agrobacterium rhizogenesto Noradrenaline’s production. International Research Journal of Applied and Basic Sciences, 3(3): 642-649.

    Murashige T., Skoog F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiology Plant, 15: 473-497.

    Pavar P. K., Maheshvari V. (2004). Agrobacterium rhizogenesmediated hairy root induction in two medicinally important members of family solanaceae. Indian Journal of Biotechnology, 3: 414-417.

    Sivakumar G., Yu K. W., Hahn E. J., Paek K. Y. (2005). Optimization of organic nutrients for ginseng hairy roots production in large-scale bioreactors. Current Science, 89: 641-649.

    Yan Q., Hu Z., Tan R. X., Wu J. (2005). Efficient production and recovery of diterpenoid tanshinones in Salvia miltiorrhizahairy root cultures with in situadsorption, elicitation and semi-continuous operation. Journal of Biotechnology, 119: 416-424.

    Zhao J., Zhou L. and Wu J. (2010). Promotion of Salvia miltiorrhizahairy root growth and tanshinone production by polysaccharide–protein fractions of plant growth-promoting rhizobacterium Bacillus cereus. Process Biochemistry, 45: 1517-1522.