SỬ DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY LỚP MỎNG TẾ BÀO TRONG NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA CÂY SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis HaetGrushv.)IN VITRO

Ngày nhận bài: 07-08-2014

Ngày duyệt đăng: 04-06-2015

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Nhựt, D., Hiền, V., Luận, V., Huy, N., Nam, N., Loan, N., … Du, T. (2024). SỬ DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY LỚP MỎNG TẾ BÀO TRONG NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA CÂY SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis HaetGrushv.)IN VITRO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(4), 657–664. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1521

SỬ DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY LỚP MỎNG TẾ BÀO TRONG NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA CÂY SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis HaetGrushv.)IN VITRO

Dương Tấn Nhựt (*) 1 , Vũ Thị Hiền 2 , Vũ Quốc Luận 2 , Nguyễn Phúc Huy 2 , Nguyễn Bá Nam 2 , Nguyễn Thị Kim Loan 3 , Nguyễn Thanh Sang 2 , Vũ Thị Thủy 2 , Nguyễn Hồng Hoàng 2 , Thái Xuân Du 3

  • 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
  • 2 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 3 Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Từ khóa

    Lớp mỏng tế bào, lTCL, phát sinh hình thái, sâm Ngọc Linh, tTCL

    Tóm tắt


    Trong nghiên cứu này, sự phát sinh hình thái từ lớp mỏng tế bào (TCL) mẫu lá, cuống lá và thân rễ sâm Ngọc Linh in vitro đã được khảo sát. Mẫu được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 8 g/l agar, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (NAA, 2,4-D, BA và TDZ riêng lẻ hoặc kết hợp). Sau 10 tuần nuôi cấy, kết quả thu được cho thấy, mẫu lá tTCL_L, mẫu cuống lá lTCL_C, mẫu thân rễ tTCL_R đều cho sự phát sinh phôi, mô sẹo, rễ, trong khi mẫu cuống lá tTCL_C chỉ cho sự phát sinh mô sẹo và rễ. Trong đó, tỷ lệ phát sinh phôi cao nhất (89,6%), tỷ lệ phát sinh mô sẹo cao nhất (91 - 98,8%), tỷ lệ phát sinh rễ cao nhất (98,8%) đã được ghi nhận tương ứng khi mẫu lá tTCL_L được nuôi cấy trên môi trường bổ sung 2,0 mg/l NAA và được đặt dưới điều kiện chiếu sáng 16 h/ngày; lá tTCL_L, cuống lá tTCL_C, lTCL_C, thân rễ tTCL_R được nuôi cấy trên môi trường có bổ sung 2,4-D kết hợp với BA dưới điều kiện chiếu sáng 16 h/ngày, điều kiện tối hoàn toàn; môi trường có bổ sung 1,0 mg/l NAA đặt trong điều kiện tối hoàn toàn. Điều kiện chiếu sáng có tác động đáng kể lên khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy. Việc sử dụng đèn huỳnh quang chiếu sáng 16 h/ngày phù hợp cho khả năng phát sinh phôi của mẫu cấy, những phôi thu được có dạng hình cầu, hình tim, hình thủy lôi và cả dạng lá mầm. Ngược lại, điều kiện tối lại kích thích sự hình thành rễ và mô sẹo tốt hơn. Rễ thu được có màu trắng đục, có phân nhánh, trong khi mô sẹo lại xốp và có màu vàng nhạt.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận và Nguyễn Thị Thu Hương (2007). Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

    Sách đỏ Việt Nam (1996). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

    Ahn I.O., Le B.V., Gendy C., Tran Thanh Van K. (1996). Direct somatic embryogenesis through thin cell layer culture in Panax ginseng. Plant Cell Tiss. Org. Cult., 45: 237-243.

    Arya S., Liu J.R. and Eriksson T. (1991). Plant regeneration from protoplast of Panax ginseng C. A. Meyer through somatic embryogenesis. Plant Cell Rep., 10: 277-281.

    Bukento R.G., Brushwitzky I.V. and Slepyan L.I. (1968). Organogenesis and somatic embryogenesis in the tissue of Panax ginseng C.A. Meyer. Bot. Zh., 7: 906-913.

    Ducan D.B. (1995). Multiple range and multiple F test. Biometrics, 11: 1-42.

    Duong Tan Nhut, Nguyen Phuc Huy, Hoang Xuan Chien, Tran Cong Luan, Bui The Vinh, Lam Bich Thao (2012). In vitro culture of petiole longitudinal thin cell layer explants of Vietnamese ginseng (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) and preliminary analysis of saponin content. International Journal of Applied Biology and Pharmaceutical Technology, 3: 178-190

    Fernanda Vidigal Duarte Souza, Begoña Garcia-Sogo, Antonio da Silva Souza, Amparo Pérez San-Juán and Vicente Moreno (2006). Morphogenetic Response of Cotyledon and Leaf Explants of Melon (Cucumis melo L.) cv. Amarillo Oro. Brazilian Archives of Biology and Technology, (1): 21-27.

    Gao X., Zhu C., Jia W., Gao W., Qiu M., Zhang Y. and Xiao P. (2005). Induction and characterization of adventitious roots directly from the explants of Panax notoginseng. Biotechnol. Lett., 27: 1771-1775.

    Gendy C., Sene M., Bui VL., Vidal J. and Tran Thanh Van K. (1996). Somatic Embryogenesis and plant regeneration in Sorghum bicolor (L.) Moench. Plant Cell Rep., 15: 900-904.

    Jhang J.J., Staba E.J. and Kim J.Y. (1974). American and Korean ginseng tissue culture: Growth, chemical analysis and plantlet production. In Vitro, 9(4): 253-259.

    J. Perez, N. Albany, J. Vilchez, S. Leon de Sierralta y M. Molina (2010). Effect of culture media on the in vitro multiplication of Aloe barbadensis Mill. Rev. Fac. Agron. (LUZ), 27: 447-459.

    Jiu S.Y. (1992). Plant generation from adventitious root-derived calli of gingseng (Panax ginseng C. A. Meyer). J. Agr. Assoc. China (NS), p. 41-48.

    Lim H.T. and Lee H.S. (1997). Regeneration of Panax ginseng C. A. Meyer by organogenesis DNA analysis of regenerants. Plant Cell Tiss. Org. Cult., 49: 179-187.

    Murashige T. and Skoog F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Plant Physiol., 15: 472-497.

    Nhut D.T., Le B.V., Tran Thanh Van K. and Thorpe T. (2003). Thin Cell Layer Culture System. Kluwer Academic Publishers, The Netherlands.

    Tran Thanh Van K. (2003). Thin cell layer concept. In: Thin Cell Layer Culture System: regeneration and transformation applications, Nhut D.T., Le B.V., Tran Thanh Van K. and Thorpe T. (Eds). Kluwer Academic Publishers, The Netherlands, p. 1-11.

    Tran Thanh Van K. and Mutaftschiev S. (1990). Signals influencing cell elongation, cell anlargment, cell division and morphogenesis. In: Progress in plant cellular and molecular biology, Nijkam H.J.J., Van Der Plas L.H.W. and Aartif J. (Eds.). Kluwer Academic Publishers, The Netherlands, p. 514-519.

    Vũ Thị Hiền, Vũ Quốc Luận, Nguyễn Phúc Huy, Nguyễn Bá Nam, Bùi Văn Thế Vinh, Thái Xuân Du, Dương Tấn Nhựt (2014). Phát sinh phôi trực tiếp từ lá, cuống lá và thân rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Tạp chí Sinh học, 36 (1se): 277-282.