ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG BỐ MẸ PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG CHẤT LƯỢNG CAO

Ngày nhận bài: 06-12-2014

Ngày duyệt đăng: 15-08-2014

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Cường, T., Trung, N., Trang, N., Đại, N., Quang, T., & Cường, P. (2024). ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG BỐ MẸ PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG CHẤT LƯỢNG CAO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(5), 650–655. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/149

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DÒNG BỐ MẸ PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG CHẤT LƯỢNG CAO

Trần Mạnh Cường (*) 1 , Nguyễn Quốc Trung 2 , Ngô Thị Trang 2 , Nguyễn Quốc Đại 2 , Trần Văn Quang 2 , Phạm Văn Cường 2

  • 1 Bộ Khoa học và Công nghệ
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Gen mùi thơm, hàm lượng amylose, TGMS

    Tóm tắt


    Việc sử dụng các giống lúa bố mẹ cho hạt gạo thơm và chất lượng nấu nướng ngon là cơ sở để chọn tạo các giống lúa lai chất lượng cao. Sử dụng 15 mẫu giống bố mẹ, kết quả đánh giá chất lượng nấu nướng cho thấy: có 5 mẫu giống có nhiệt độ hóa hồ thấp (ST19, 135s, E15S-1, E15S-2 và E15S-3); 6 mẫu giống có nhiệt độ hóa hồ trung bình (Sén cù, HC1, HC2, A2, A12 và Hoa sữa); 4 mẫu giống có nhiệt độ hóa hồ cao (R998, A11, HC3 và A3). Đánh giá chất lượng ăn uống cho kết quả 8 mẫu giống mang gen thơm fgrtrong đó các mẫu có hàm lượng amylose trung bình (21,5-24,7%) là 3 dòng TGMS (E15S-1, E15S-2 và E15S-3), 2 dòng phục hồi (HC1 và HC3); các giống có hàm lượng amylose thấp (15,5-18,4%) là Sén cù, HC2 và Hoa sữa.

    Tài liệu tham khảo

    Bradbury, L.M.T. Henry, R.J. Jin, Q.S. Reinke, R.F and Waters, D.L.E. (2005). A perfect marker for fragrance genotypng in rice. Molecular Breeding,16: 279-283.

    Cagampang, G.B., CM. Perez and B.O. Juliano (1973). A gel consistency test for eating quality in rice. J. Sci. Food Agr.,24: 1598 -1594.

    Marlenede la Cruz,Fabiola Ramirez, Hector Hernandez (1997). DNA isolation and amplification from cacti. Plant Mol. Biol. Rep.,15: 319-325

    IRRI (2002), Standard Evaluation of Rice. International Rice Rearch Institute, Los Panos, Philippines.

    Juliano, B.O. (1971). Asimplified assay for milled rice amylose. Cereal Science Today, pp. 334-338.

    Kuo, S.M. Chou, S.Y. Wang, A.Z. Tseng,T.H. Chueh, F.S. Yen, H.C. Wang, C.S. (2006). The betaine aldehyde dehydrogenase (BAD2) gene is not responsible for the aroma trait of SA0420 rice mutant derived by sodium azide mutagenesis. National Science Council (NSC 94-2317-B-055-006.

    Little R. R.; Hilder G. B. and Dawson E. H. (1958). Differential Effect of Dilute Alcali on 25 varieties of Milled White Rice. Cereal Chem.,35: 111-126.

    Lorieux, M. Petrov, M. Huang, N. Guiderdoni, E. Ghesquiere, A. (1996). Aroma in rice: Genetic analysis of a quantitative trait. Theor Appl Genet,93: 1145-1151.

    Martin Cathie and A.M. Smith (1995). Starch Biosynthesis, ThePlant Cell, 7: 971-985.