ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐẠM, LÂN, KALI ĐẾN CÂY CÀ CHUA TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ

Ngày nhận bài: 21-04-2016

Ngày duyệt đăng: 15-07-2016

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Thao, N., Hà, N., & Hải, Đỗ. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐẠM, LÂN, KALI ĐẾN CÂY CÀ CHUA TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(8), 1207–1218. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1445

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐẠM, LÂN, KALI ĐẾN CÂY CÀ CHUA TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ

Nguyễn Văn Thao (*) 1 , Nguyễn Thu Hà 2 , Đỗ Nguyên Hải 3

  • 1 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Trung tâm Tư vấn KHCN Tài nguyên môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giá thể hữu cơ, phân bón, cây cà chua, chậu

    Tóm tắt


    Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trên giá thể là yêu cầu cần thiết để có năng suất và chất lượng sản phẩm tốt. Thí nghiệm chậu vại gồm 28 công thức với các mức bón phân N, P và K khác nhau nhằm xác định lượng phân N, P, K cần thiết cung cấp cho cây cà chua trồng trên giá thể hữu cơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy giá thể hữu cơ có pHKCl (7,28) ở mức trung tính; hàm lượng hợp chất hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số cao và tương đương với một số giá thể hữu cơ phổ biến trên thị trường. Các mức bón phân lân, phân kali khác nhau (trên cùng một mức bón phân đạm) không làm thay đổi năng suất quả cà chua. Tổ hợp mức bón 6,0 g N; 4,5 g P2O5; 6,0 g K2O trên 1 chậu giúp cây cà chua đạt khối lượng trung bình quả cao (78,32 g), năng suất thực thu cao (2,38 kg quả/chậu), hiệu suất chung của phân bón đạt 89,33 kg quả/kg phân nguyên chất. Phân kali có ảnh hưởng rõ nét tới hàm lượng đường saccaroza trong quả cà chua và đạt trên 5,0% ở mức bón 4,0 - 6,0 g K2O/ chậu. Sau khi bón phân 15 ngày, hàm lượng NO3- trong quả cà chua của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 29,7 - 110,3 mg/kg quả và thấp hơn tiêu chuẩn VietGap.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008). Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014). Thông tư số41/2014/TT-BNNPTNThướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

    Công ty TNHH Công nghệ sinh họcSài Gòn xanh. Đất sạch giầu dinh dưỡng TRIBAT. http://tribat.com.vn/product-vi/p/dat-sach-giau-dinh-duong-tribat-81.html.

    Tạ Thu Cúc (2007). Giáo trình cây rau. Nhà xuất bảnNông nghiệp Hà Nội.

    Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Đình Hiền (2010). Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng phần mềm thống kê IRRISTAT. Nhà xuấtTài chính.

    Nguyễn Như Hà (2006). Giáo trình bón phân cho cây trồng. Nhà xuất bảnNông nghiệp.

    Nguyễn Như Hà (2010). Giáo trình Phân bón 1. Nhà xuất bảnNông nghiệp.

    Ho L.C. and Adam P. (2001). Nutrient take up and distrbution in relation to crop quality. Acts Horticulture Home.

    Hội rau sạch thành phố Hà Nội. Trồng rau sạch bằng giá thể sinh học. https://sites.google.com/site/rausachraumam/d-vu-trong-rau-sach-tai-nha/trong-rau-bang-gia-the-sinh-hoc.

    Cao Kỳ Sơn, Phạm Ngọc Tuấn, Lê Minh Lương. Nghiên cứu lựa chọn giá thể cứng thích hợp trồng dưa chuột, cà chua thương phẩm trong nhà plastic theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tạp chí Khoa học đất, 31.

    Trung tâm thông tin Nông nghiệp Việt Nam (AGROINFO) (2007). DV2962-giống cà chua chịu nhiệt và kháng bệnh xoăn lá virus. http://agro.gov.vn/news/tID3187_DV2962giong-ca-chua-chiu-nhiet-va-khang-benh-xoan-la-virus.html.

    Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998). Sổ tayphân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bảnNông nghiệp Hà Nội.