QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY ĐAN SÂM (Salvia miltiorrhiza Bunge)

Ngày nhận bài: 06-06-2014

Ngày duyệt đăng: 10-08-2014

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Vinh, L., Thảo, N., Anh, L., Thủy, N., & Thảo, N. (2024). QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY ĐAN SÂM (Salvia miltiorrhiza Bunge). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(5), 744–760. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/139

QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITROCÂY ĐAN SÂM (Salvia miltiorrhiza Bunge)

Lê Tiến Vinh (*) 1 , Ninh Thị Thảo 2 , Lã Hoàng Anh 2 , Nguyễn Thị Thủy 1 , Nguyễn Thị Phương Thảo 2

  • 1 Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế
  • 2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    BA, đan sâm, in vitro, kinetin, nhân nhanh

    Tóm tắt


    Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) được chứng minh là cây có giá trị dược liệu cao, thường được sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây đan sâm với mục đích bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này. Trên môi trường MS + 1,0 mg/l GA3, 40,43% hạt đan sâm nảy mầm sau 2 tuần. Đoạn thân (kích thước 2-3cm và có một cặp lá) cắt từ cây đan sâm nảy mầm được sử dụng làm vật liệu nhân nhanh. Hệ số nhân chồi đạt cao nhất (5,05 chồi/mẫu) sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MS + 0,5 mg/l BA. α-NAA, IAA, IBA đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành rễ của chồi in vitro. Môi trường ra rễ thích hợp nhất là môi trường MS có bổ sung 0,75 mg/l IAA, cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình đạt 6,19 rễ/cây sau 4 tuần nuôi cấy. Cây in vitro trên môi trường ra rễ 30 ngày là thích hợp để chuyển ra thích nghi cây ngoài vườn ươm. Trên giá thể chứa 50% xơ dừa và 50% cát, tỷ lệ cây sống đạt 100%, cây sinh trưởng, phát triển tốt.

    Tài liệu tham khảo

    Asad S., Nosheen H., Amir A., Rukhsana B. (2009). Effect of different cultural conditions on micropropagation of rose (Rosa indica L.). Pakistan Journal of Botany, 41(6): 2877-2882.

    Chang H.M., But P. (1986). Pharmacology and applications of Chinese materia medica. World Science, 1: 255-268.

    Duke J.A., Avensu E.S. (1987). Medicinal Plants of China, 1: 253.

    Đào Văn Núi, Ngô Quốc Luật, Trần Danh Viêt, Nguyễn Trần Hy, Lê Khúc Hạo, Trịnh Văn Vượng, Lê Tiến Vinh (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân nhanh giống vô tính từ củ mẹ đan sâm. Tạp chí dược liệu, 19(1): 52-56.

    Feng L., Guo S., Zhou S., Fan M., Zhou J. (2004). Research on propagative technique of Salvia miltiorrhiza Bunge in vitro. Wuhan Botanical Research, 22(5): 463-468.

    Hoàng Thị Thế, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Thủy (2013). Quy trình nhân giống in vitro cây Ba kích (Morinda officenalis How). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(3): 285-292.

    Murashige T., Skoog F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiology Plant, 15: 473-497.

    Parida R., Mohanty S., Kuanar A., Nayak S. (2010). Rapid multiplication and in vitro production of leaf biomass in Kaempferia galanga through tissue culture. Electronic Journal of Biotechnology, 13(4): 7-14.

    Sheng S. (2007). Cultivation and quality studies of Danshen (Salvia miltiorrhiza) in Australia. Doctoral thesis, RMIT University, Australia.

    Tạ Như Thục Anh, Nguyễn Trần Hy, Dương Thị Phúc Hậu, Ngô Quốc Luật (2014). Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng trong nhân giống in vitro cây đan sâm. Tạp chí dược liệu, 9(1): 57-64.

    Xu M.Y., Sun Q.Z. (2008). Buds induction and high - frequency plant regeneration of Salvia miltiorrhiza Bunge. Journal of Agricultural Science and Technology, 10(1): 76: 80.

    Wang X., Hao J., Wu Z., Xie H. (2004). Study on stem tip culture and rapid propagation of Salvia mitiorrhiza. Journal of Shanxi University, 27(2): 182-184.

    Zhao D.C., Qui X., Liu G., Lu B., Pan J.Y. (2003). Tissue culture and plantlets regeneration of Salvia miltiorrhiza Bunge. Journal of Shaanxi Normal University, 31(11): 99-102.