Ngày nhận bài: 25-03-2024
Ngày duyệt đăng: 21-06-2024
Ngày xuất bản: 25-07-2024
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
THỜI ĐIỂM XỬ LÝ VÀ KÍCH CỠ CHỒI ĐƯỢC THU ĐẾN HIỆU SUẤT NHÂN GIỐNG DỨA MD2 (Ananas comosus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỦY ĐỈNH SINH TRƯỞNG
Tóm tắt
Giống dứa MD2 có đặc điểm ra chồi trong điều kiện tự nhiên thấp, thời gian kéo dài và không đồng đều. Vì vậy, xử lý ra chồi đồng loạt bằng phương pháp hủy đỉnh sinh trưởng, nhằm nâng cao hiệu suất nhân giống phục vụ cho sản xuất là rất cần thiết. Trong nghiên cứu này, nhằm đánh giá các thời điểm hủy đỉnh sinh trưởng của cây (3,5; 4,5; 5,5; 6,5; 7,5 và 8,5 tháng sau trồng); kết hợp với thu chồi con với các kích thước (4cm và 3 lá thật; 6cm và 4 lá thật; 8cm và 5 lá thật; 10cm và 6 lá thật; 12cm và ≥ 6 lá thật). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi xử lý cây mẹ ở 8,5 tháng sau trồng; kết hợp thu chồi con có chiều cao 4cm và 3 lá thật sẽ cho số chồi thu được cao 48,87 chồi/năm. Tuy nhiên, nếu xử lý ở 7,5 tháng sau trồng kết hợp thu chồi con ở kích thước 8cm và 5 lá thật sẽ cho kết quả vượt trội. Ngoài ra, thời điểm xử lý và kích cỡ chồi con được thu không ảnh hưởng đến thời gian hình thành chồi dao động từ 40,90 đến 45,76 ngày và tỷ lệ sống sau khi trồng từ 84,56 đến 99,87%.
Tài liệu tham khảo
Bộ Khoa học và Công nghệ (2013). Tiêu chuẩn Quốc gia - TCVN 9062:2013 về chồi giống dứa - Yêu cầu kỹ thuật.
Danso K.E., Ayeh K.O., Oduro V., Amiteye S. & Amoatey H.M. (2008). Effect of 6-Benzylaminopurine and Naphthalene Acetic Acid on in vitro Production of MD2 Pineapple Planting Materials. World Applied Sciences Journal. 3: 614-619.
Dillehay T.D., Rossen J., Andres T.C. & Williams D.E. (2007). Preceramic adoption of peanut, squash, and cotton in northern Peru. Science. 316: 1890-3.
FAO (2016). Crops and livestock products. Retrieved from http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC on Jan 20, 2024.
Hà Thị Mỹ Ngân, Hoàng Thanh Tùng, Bùi Văn Lệ & Dương Tấn Nhựt (2020). Một số hiện tượng bất thường trong vi nhân giống thực vật và giải pháp khắc phục. Tạp chí Công nghệ Sinh học. 18(1): 23-39.
Heenkenda H.M.S. (1993). Effect of plant size on sucker promotion in ‘Mauritius’ pineapple by mechanical decapitation. Acta Horticulturae, The Hague.
Medina J.D. & Garcia H.S. (2005). PINEAPPLE: Post-harvest Operations. Retrieved from https://www.fao.org/fileadmin/user_upload/inpho/docs/Post_Harvest_Compendium_-_Pineapple.pdf on Jan 20, 2024.
Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hoà, Đoàn Thu Thuỷ, Phạm Thị Ngọc & Nguyễn Thanh Tuấn (2020). Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dứa Việt Nam. Hội thảo ứng dụng KHCN nâng cao giá trị và phát triển cây dứa theo chuỗi lien kết tại Việt Nam. Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Tĩnh, Phạm Văn Vui, Trương Phan Khải & Claude Teisson (2003). Quy trình kỹ thuật nhân giống dứa Cayenne. Viện Cây ăn quả miền Nam.
Piperno D.R. & Stothert K.E. (2003). Domestication in southwest Ecuador. Phytolith evidence for early Holocene Cucurbita. Science. 299: 1054-7.
Py C., Lacoeville J.J & Teisson C. (1987). The pineapple, Cultivation and Uses. Maisonneuve et Larose G.P (Eds.). Paris, France.
Ray P.K (2002). Pineapple. In: Breeding tropical and subtropical fruits, department of horticulture Rajendra Agriculture,University, India.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Cát Tường (2021). Quy trình nhân giống và canh tác giống dứa MD2. 9: 11-13.
Văn Thọ (2019). Triển vọng phát triển giống Dứa MD2 tại Lâm Đồng. Trung tâm Khuyến Nông Lâm Đồng. 5.