Ngày nhận bài: 26-02-2024
Ngày duyệt đăng: 28-05-2024
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,SINH THÁI BỌ RÙA ĐEN NHỎ Cryptolaemus montrouzieriMulsant(COLEOPTERA: COCCINELLIDAE)ĂN RỆP SÁP BỘT ĐU ĐỦ Paracoccus marginatusW. & G. de W.
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểuđặc điểm sinh học,sinh thái của bọ rùa đen nhỏ Cryptolaemus montrouzieri, một loài côn trùng bắt mồiquan trọng của rệp sáp bột đu đủ Paracoccus marginatus. Bọ rùa được nuôi ở hai nhiệt độ khác nhau là 30Cvà 33C, ẩm độ 80%, 10giờ sáng: 14giờ tối với vật mồi là rệp sáp bột đu đủ P. marginatus.Kết quả cho thấy, vòng đời của bọ rùa đen nhỏ khi nuôi ở nhiệt độ 30C (28,00 ngày) dài hơn rõ rệt so với ở nhiệt độ 33C(23,91 ngày). Tổng thời gian trước trưởng thành của bọ rùa đen nhỏ đực ở 30Clà 22,00 ngày dài hơn so với khi nuôi ở 33C(17,95 ngày). Tổng số trứng đẻ của bọ rùa đen nhỏ khi nuôi ở nhiệt độ 30C(253,72 quả) cao hơn rõ rệt so với khi nuôi ở nhiệt độ 33C(206,65 quả). Tuy nhiên số trứng đẻ hàng ngày khi nuôi ở 2 mức nhiệt độ không khác nhau một cách rõ rệt với giá trị trung bình đều là 5,50 quả/ngày. Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) của bọ rùa đen nhỏ ở 33C(0,134) cao hơn rõ rệt so với ở 30C(0,121). Tổng sức ăn của các pha ấu trùng bọ rùa C. montrouzieriăn rệp sáp bột đu đủ P. marginatusở nhiệt độ 30Ccao hơn ở nhiệt độ 33Cvà sức ăn tăng dần theo các tuổi của ấu trùngbọ rùa, cao nhất ở tuổi 4 với sức ăn ở 30Cvà 33Clần lượt là 19,26 và 18,19 con/ngày.
Tài liệu tham khảo
Birch L.C. (1948). The intrinsic rate of natural increase of an insect population. Journal of Animal Ecology. 17: 15-26.
García Morales M., Denno B.D., Miller D. R., Miller G.L., Ben-Dov Y. & Hardy N.B. (2016). ScaleNet: a literature-based model of scale insect biology and systematics. Database.
Gautam S., Singh A. & Gautam R. (2009). Comparative life table analysis of chrysopids reared on Phenacoccus solenopsis Tinsley in laboratory. Journal of Biological Control. 23: 393-402.
Ghorbanian S., Aghdam H.R., Ghajarieh H. & Malkeshi H. (2011). Life cycle and population growth parameters of Cryptolaemus montrouzieri Mulsant (Col.: Coccinellidae) reared on Planococcus citri (Risso)(Hem.: Pseudococcidae) on coleus. Journal of the Entomological Research Society. 13(2): 53-53.
Hulting F.L., Orr D.B. & Obrycki J.J. (1990). A computer program for calculation and statistical comparison of intrinsic rates of increase and associated life table parameters. Florida Entomologist. 73: 601-612.
Kairo M., Paraiso O., Gautam R.D. & Peterkin D.D. (2013). Cryptolaemus montrouzieri (Mulsant) (Coccinellidae: Scymninae): a review of biology, ecology, and use in biological control with particular reference to potential impact on non-target organisms. CABI Reviews. pp. 1-20.
Lê Ngọc Anh, Nguyễn Phương Liên, Nguyễn Đức Khánh, Phạm Hồng Hiển & Hồ Thị Thu Giang (2023). Một số đặc điểm sinh học của rệp sáp (Paracoccus marginatus) gây hại cây dâu tằm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 02(144): 113-119.
Maia A.d.H., Luiz A.J. & Campanhola C. (2000). Statistical inference on associated fertility life parameters using jackknife technique: computational aspects. Journal of Economic Entomology. 93(2): 511-518.
Mani M. (1988). Bioecology and management of grapevine mealybug. Technical Bulletin, Indian Institute of Horticultural Research. 5: 1-32.
Mani M. & Krishnamoorthy A. (1997). Discovery of Australian ladybird beetle (Cryptolaemus montrouzieri) on spiralling whitefly (Aleurodicus dispersus) in India. Insect Environment. 3(1): 5-6.
Mani M. & Thontadarya T. (1987). Development and feeding potential of coccinellid predator, Cryptolaemus montrouzieri Muls. on the grape mealybug, Maconellicoccus hirsutus (Green). Journal of Biological Control. 1(1): 19-22.
Meyer J.S., Ingersoll C.G., McDonald L.L. & Boyce M.S. (1986). Estimating uncertainty in population growth rates: jackknife vs. bootstrap techniques. Ecology. 67(5): 1156-1166.
Nguyễn Hồng Sơn, Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn Văn Liêm, Khuất Thị Phương & Đoàn Thị Lương (2019). Diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của rệp sáp giả đu đủ Paracoccus marginatus Williams and Granara de Willink (Homoptera: Pseudococcidae) trên cây đu đủ ở vùng Hà Nội và phụ cận.Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 3(4): 310-319.
Nguyễn Trọng Nhâm & Nguyễn Thị Thu Cúc (2009). Sự đa dạng và phong phú của bọ rùa (Coccinellidae) trên một số loại cây trồng tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học. 11: 196-205.
Phạm Huỳnh Đông Anh & Lê Khắc Hoàng (2019). Một số đặc điểm hình thái và sinh thái của rệp sáp đu đủ Paracoccus marginatus (Hemiptera: Pseudococcidae) gây hại trên cây sắn. Tạp chí Bảo vệ thực vật. 3: 7-17.
Siddhapara M., Dumaniya S., Patel M. & Patel N. (2013). Biology of ladybird beetle, Cryptolaemus montrouzieri (Mulsant) on cotton mealy bug, Phenacoccus solenopsis (Tinsley). The Bioscan. 8(2): 523-527.
Tudi M., Daniel Ruan H., Wang L., Lyu J., Sadler R., Connell D., Chu C. & Phung D.T. (2021). Agriculture development, pesticide application and its impact on the environment. International Journal of Environmental Research and Public Health. 18(3): 1112.
Venkatesan T., Jalali S., Ramya S. & Prathibha M. (2016). Insecticide resistance and its management in mealybugs. Mealybugs and their Management in Agricultural and Horticultural Crops. pp. 223-229.
Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt & Phạm Văn Lầm (2006). Một số dẫn liệu về thiên địch của sâu hại cây mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) ở Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh). Tạp chí Bảo vệ thực vật. 1: 24-29.
Wahyuningsih E., Rauf A. & Santoso S. (2019). Biologi, neraca hayati, dan pemangsaan Cryptolaemus montrouzieri Mulsant (Coleoptera: Coccinellidae) pada Paracoccus marginatus Williams & Granara de Willink (Hemiptera: Pseudococcidae). Jurnal Entomologi Indonesia. 16(1): 18-18.