ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬTĐỂ TĂNG HỆ SỐ NHÂN GIỐNG CÓI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH MẦM

Ngày nhận bài: 10-03-2014

Ngày duyệt đăng: 15-07-2014

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Huế, H., Phíp, N., & Cảnh, N. (2024). ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬTĐỂ TĂNG HỆ SỐ NHÂN GIỐNG CÓI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH MẦM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(4), 502–509. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/125

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬTĐỂ TĂNG HỆ SỐ NHÂN GIỐNG CÓI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH MẦM

Hoàng Đức Huế (*) 1 , Ninh Thị Phíp 2 , Nguyễn Tất Cảnh 2

  • 1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cây cói, cắt éo, hàng rộng hàng hẹp, phân bón lá, tách mầm

    Tóm tắt


    Cây cói nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách mầm. Nghiên cứu tăng hệ số nhân giống có ý nghĩa nhân nhanh và phát triển 2 giống cói ưu tú (MC005 và MC015) ra sản xuất. Thực hiện 4 thí nghiệm đồng ruộng nghiên cứu về dạng phân lót khác nhau (viên nén và phân rời) và khoảng cách trồng; loại phân bón qua lá; số lần cắt éo và khoảng cách hàng rộng, hàng hẹp. Thí nghiệm bố trí theo kiểu 2 nhân tố, góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống một số giống cói ưu tú bằng phương pháp tách mầm. Kết quả cho thấy: Giống MC005 có hệ số nhân giống cao hơn giống MC015. Hệ số nhân giống của MC005 trung bình dao động từ 11 - 13,4 lần; hệ số nhân mầm MC015 dao động 9 - 11,2 lần. Giống cói MC015 có chiều cao cây và đường kính mầm cói lớn hơn giống MC005. Bón lót phân viên nén (16:7:12), sử dụng phân bón lá Atonik 1.8, cắt éo 2 lần/vụ, trồng khoảng cách hàng 15 - 15 - 30cm (mật độ 40 cây/m2) cho hai giống cói ưu tú MC005 và MC015 là thích hợp nhất, tổng số tiêm, số tiêm hữu hiệu và hệ số nhân cao mầm nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Tất Cảnh và cs. (2010). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài ĐL2008/32. Bộ Khoa Học và Công nghệ, tr. 20 - 30.

    Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Hoan, Vũ Đình Chính, Nguyễn Văn Hùng (2010). Cây cói Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 60 - 70.

    Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Văn Hùng (2010). Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón dưới dạng viên nén đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cói tại Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hoá.Tạp chí Khoa Học và Phát triển, 8(1): 1-8.

    Nguyễn Tất Cảnh, Ninh Thị Phíp, Vũ Đình Chính, Hoàng Đức Huế (2010). Biện pháp kỹ thuật tách mầm cói tại Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(6): 861-867.

    Phan Xuân Hào (2007). Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng ngô. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 5: 7 - 15.

    Phan Xuân Hào, Lê Văn Hải và cs. (2007). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách hàng đến năng suất một số giống ngô trọng vụ xuân 2006. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ nông nghiệp 2006 - 2007. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 191 - 197.

    Ninh Thị Phíp (2013). Một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng nhân giống của cây đinh lăng lá nhỏ, Polyscias fruticosa (L.) Harms tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển11(2): 168-173.

    Dương Đình Tường (2013). Cấy lúa theo phương pháp hàng rộng - hàng hẹp. Truy cập ngày 14/01/2013 tại http://www.vietlinh.com.vn/ library/agriculture_plantation/lua_cay.asp.