ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC KHUẨN THỂ ĐẾN MẬT ĐỘ VÀ HÌNH THÁI KHUẨN LẠC VI KHUẨN Vibriospp.

Ngày nhận bài: 29-11-2021

Ngày duyệt đăng: 27-05-2022

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Ngọc, L., An, P., Khang, P., Thạnh, T., Hậu, T., Ngân, P., … Vân, T. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC KHUẨN THỂ ĐẾN MẬT ĐỘ VÀ HÌNH THÁI KHUẨN LẠC VI KHUẨN Vibriospp. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(6), 750–756. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1005

ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC KHUẨN THỂ ĐẾN MẬT ĐỘ VÀ HÌNH THÁI KHUẨN LẠC VI KHUẨN Vibriospp.

Lê Hoàng Bảo Ngọc (*) 1 , Phạm Hoài An 2 , Phan Trần Học Khang 2 , Tiêu Ngọc Thạnh 2 , Trần Hữu Hậu 2 , Phan Kim Ngân 2 , Trần Ngọc Thảo Vy 2 , Đỗ Thị Mỹ Ảnh 2 , Võ Ngọc Trân Anh 2 , Nguyễn Thị Kim Thoa 2 , Trương Thị Bích Vân 2

  • 1 Trường Đại học An Giang
  • 2 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Vibriospp., thực khuẩn thể, mật độ, hình thái khuẩn lạc thực khuẩn thể

    Tóm tắt


    Nghiên cứu đã đánh giá sự ảnh hưởng của thực khuẩn thể lên kiểu hình và mật độ của vi khuẩn Vibriospp. Nguồn vi khuẩn thuộc nhóm Vibriospp. được phân lập tại xã An Thạnh 2 và xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng và 18 dòng thực khuẩn thể cũng được cung cấp bởi Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trải đếm để quan sát số lượng và những thay đổi về hình thái khuẩn lạc của vi khuẩnkhi cho tương tác giữa thực khuẩn thể và Vibriospp. Kết quả cho thấy những thay đổi về số lượng và kiểu hình khuẩn lạc của từng dòng thực khuẩn thể khác nhau. Cụ thể 7 dòng thực khuẩn thể là 2, 3, 4, 5, 7, 8và22 làm giảm rõ rệt số lượng khuẩn lạc của vi khuẩn Vibriosp. B1.1. Tuy nhiên, 4 dòng thực khuẩn thể 1, 19, 21và23 lại làm tăng lượng khuẩn lạc của vi khuẩn. Trong thí nghiệm quan sát sự thay đổi hình thái đáng chú ý có dòng thực khuẩn thể 21, 22và23 làm thay đổi màu sắc, kích thước và bìa của khuẩn lạc vi khuẩn Vibriosp. B1.1. Thực khuẩn thể có có khả năng làm thay đổi số lượng và kiểu hình khuẩn lạc của vi khuẩn.

    Tài liệu tham khảo

    Abdelaziz M., Ibrahem M.D., Ibrahim M.A., Abu-Elala N.M. & Abdel-moneam D.A. (2017). Monitoring of Different Vibrio Species Affecting Marine Fishes in Lake Qarun and Gulf of Suez: Phenotypic and Molecular Characterization. Egyptian Journal of Aquatic Research. 43(2): 141-46.

    Eriksen R. S., Svenningsen S.L., Sneppen K. & Mitarai N. (2018). A Growing Microcolony Can Survive and Support Persistent Propagation of Virulent Phages. Proceedings of the National Academy of Sciences. 115(2): 337-342.

    Hikmawati F., Susilowati A., & Setyaningsih R. (2019). Colony Morphology and Molecular Identification of Vibriospp. On Green Mussels (Perna viridis) in Yogyakarta, Indonesia Tourism Beach Areas. Biodiversitas Journal of Biological Diversity. 20(10): 2891-2899.

    Hughes K.A., Sutherland I.W. & Jones M.V. (1998). Biofilm Susceptibility to Bacteriophage Attack: The Role of Phage-Borne Polysaccharide Depolymerase. Microbiology. 144(11): 3039-3047.

    Kaplan J.B. (2010). Biofilm Dispersal: Mechanisms, Clinical Implications, and Potential Therapeutic Uses. Journal of Dental Research. 89(3): 205.

    Le T.S., Nguyen T.H., Vo H.P., Doan V.C., Nguyen Ho L., Tran M.T., Tran T.T., Southgate P.C. & Kurtböke D.I. (2018). Protective Effects of Bacteriophages against Aeromonas Hydrophila Species Causing Motile Aeromonas Septicemia (MAS) in Striped Catfish. Antibiotics. 7(1). DOI: 10.3390/antibiotics7010016.

    O’Regan R., Wilson A. & Kurtböke I. (2019). Use of Bacteriophages as Biological Control Agents in Horticulture. Microbiology Australia. 40(1): 47-50.

    Sarkar M.K.D. & Ahmmed T. (2019). Antibiotic resistance analysis of Vibriospp. isolated from different types of water sources of Bangladesh and their characterization. Eur J Med Health Sci. 1: 19-29.

    Tan D., Dahl A. & Middelboe M. (2015). Vibriophages Differentially Influence Biofilm Formation by Vibrio anguillarumStrains. Applied and Environmental Microbiology. 81(13): 4489-4497.

    Trương Thị Bích Vân, Nguyễn Ngọc Hải Uyên, Nguyễn Song Hân, Nguyễn Thanh Như Ngọc, Nguyễn Văn Trúc, Lê Tuấn Kiệt, Mã Ngọc Thiên, Nguyễn Thị Bích Hiền, Nguyễn Hoàng Vũ, Lê Hoàng Bảo Ngọc & Lê Nguyễn Khôi Nguyên (2019). Phân lập thực khuẩn thể từ đất trồng cây dược liệu có khả năng ức chế vi khuẩn Ralstonia solanacearumở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2): 65-73.

    Trương Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Cẩm Lý, Lê Hoàng Bảo Ngọc, Phan Trần Học Khang, Phạm Hoài An & Trần Văn Bé Năm (2021). Hiệu quả ứng dụng thực khuẩn thể trong điều trị bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticusgây ra trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (147): 163-169.

    Webb J.S., Lau M. & Kjelleberg S. (2004). Bacteriophage and Phenotypic Variation in Pseudomonas aeruginosaBiofilm Development. Journal of bacteriology. 186(23): 8066-8073.