XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH THAY THẾ PHÂN VÔ CƠ THÍCH HỢPCHO SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ AN TOÀN TRONG VỤ HÈ THU Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 09-07-2020

Ngày duyệt đăng: 25-09-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hằng, T., Cường, P., Thiêm, T., Tấn, B., & Quỳnh, H. (2024). XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH THAY THẾ PHÂN VÔ CƠ THÍCH HỢPCHO SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ AN TOÀN TRONG VỤ HÈ THU Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(11), 917–928. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/744

XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH THAY THẾ PHÂN VÔ CƠ THÍCH HỢPCHO SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ AN TOÀN TRONG VỤ HÈ THU Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Trần Thị Minh Hằng (*) 1 , Phạm Văn Cường 1, 2 , Trần Thị Thiêm 1 , Bùi Ngọc Tấn 1 , Hà Thị Quỳnh 2

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Việt Nam và Nhật Bản
  • Từ khóa

    phân hữu cơ vi sinh, phân vô cơ, rau muống, mồng tơi, miền Bắc

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh (HCVS) thay thế cho phân vô cơ thích hợp cho sản xuất rau ăn lá an toàn trong vụ hè thu ở miền Bắc Việt Nam. Thí nghiệm được triển khai tại các vùng trồng rau an toàn của 4 tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí trên cây rau muống và cây mồng tơi theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 4 công thức (CT1: 100% phân vô cơ (đối chứng), CT2: 75% phân vô cơ + 25% phân HCVS, CT3: 50% phân vô cơ + 50% phân HCVS, và CT4: 25% phân vô cơ + 75% phân HCVS) và 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy bón phân hữu cơ vi sinh thay thế 25% phân vô cơ cho rau muống và thay thế 50% phân vô cơ cho rau mồng tơi giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn so với các công thức khác. Bón phân hữu cơ vi sinh thay thế phân vô cơ làm tăng hàm lượng Vitamin C, carotenoid tổng số, carbohydrate và làm giảm dư lượng nitrate trong rau muống và mồng tơi.

    Tài liệu tham khảo

    Bulluck L.R., Brosius M., Evanylo G.K. & Ristain J.B. (2002). Organic and synthetic fertility amendments influence soil microbial, physical and chemical properties on organic and conventional farms. Applied Soil Ecology. 19: 147-160.

    Bộ NN&PTNT(2018). Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Sử dụng phân bón hữu cơ là một xu hướng tất yếu. Truy cập từhttps://www.mard.gov.vn/,ngày 20/2/2020.

    Chen J.H. (2006). The combined use of chemical and organic fertilizers and/or biofertilizer for crop growth and soil fertility. In Proceedings of the International Workshop on Sustained Management of the Soil-Rhizosphere System for Efficient Crop Production and Fertilizer Use, Bangkok, Thailand. pp. 16-20.

    Khan M.S., Shil N.C. & Noor S. (2008). Intergrated nutrient management for sustainable yield of major vegetable crops in Bangladesh. Bangladesh J. Agric. Environ. 4: 81-94.

    Khatum R., Khan M.Z., Dey S. & Billah S.M. (2018). Effect of vermicompost and chemical fertilizer on the growth of yield and nutrient content of Ipomoea aquatica and Basella alba. Journal of Agriculture and Ecology Research International. 16(2): 1-9.

    Kristaponyte I. (2005). Effect of fertilization systems on the balance of plant nutrients and soil agrochemical properties. Agron. Res. 3(1): 45-54.

    Li M., Li. Q., Yun J., Yang X., Wang X., Lian B. & Lu C. (2017). Bio-organic mineral fertilizer can improve soil quality and promote the growth and quality of water spinach. Canadian Journal of Soil science. 97: 552-560.

    Lim A.H. &Vimala P. (2012). Growth and yield responses of four leafy vegetables to organic fertilizer. Journal of Tropical Agriculture and Food Science. 40 (1): 1-11.

    Nguyễn Lệ Phương, Nguyễn Võ Châu Ngân &Nguyễn Hữu Chiếm (2019). Khảo sát sự tích lũy nitrat trong rau muống (Ipomoea aquatica) và cải xanh (Brassica junceaL.) khi tưới bằng nước thải từ hầm ủ biogas. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. 61(2): 47-54.

    Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hạnh Trinh, Nguyễn Việt Thắng & Nguyễn Thị Hoàng Phương (2013). Khảo sát tình hình sản xuất và dư lượng nitrat trên một số sản phẩm rau xanh vụ xuân hè tại hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế. Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, Hà Nội. tr. 1679-1684.

    Nguyễn Huân (2018). Phát triển phân bón hữu cơ là tất yếu. Truy cập từ https://nongnghiep.vn/, ngày 20/2/2020.

    Shaheen A., Fatma M.R. & Singer S.M. (2007). Growing onion plants without chemical fertilization. Res. J. Agr. Biol. Sci. 3(2): 95-104.