TUYỂN CHỌN GIỐNG ỚT THÍCH HỢP VỤ THU ĐÔNG TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Ngày nhận bài: 19-03-2020

Ngày duyệt đăng: 12-08-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Dũng, Đặng, Dũng, P., & Hường, Đỗ. (2024). TUYỂN CHỌN GIỐNG ỚT THÍCH HỢP VỤ THU ĐÔNG TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(11), 908–916. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/743

TUYỂN CHỌN GIỐNG ỚT THÍCH HỢP VỤ THU ĐÔNG TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Đặng Tiến Dũng (*) 1 , Phạm Tiến Dũng 2 , Đỗ Thị Hường 2

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giống ớt, Quỳnh Phụ Thái Bình, vụ Thu Đông

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm mục đích tuyển chọn giống ớt thích hợp trong vụ Thu Đông tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất của 3 giống ớt (Giống An Điền 101, Giống ớt Sakata 508 và Giống GL1-6) trên lần lượt các vùng đất thấp (xã An Ấp), đất vàn (xã Quỳnh Minh), đất cao (xã An Quý) đã được theo dõi và đánh giá. Các lô thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại trong điều kiện vụ Thu Đông năm 2017, 2018. Kết quả theo dõi đánh giá cho thấy giống ớt cay lai GL1-6 (G2) thích hợp trên cả 3 chân đất vàn cao, đất vàn và vàn thấp. Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng giống ớt cay lai GL1-6 (G2) từ 139-143 ngày, thu hoạch quả sớm, tập trung, mức độ nhiễm sâu bệnh hại ít, năng suất thực thu cao từ 9,81-10,96 tấn/ha. Lãi thuần từ 297,355 đến331,755 triệu đồng/ha. Giá trị ngày công 920.000 đồng/ngày và hiệu quả đồng vốn là 13,61 lần,vượt 47,48-48,27% so với đối chứng (G3) (năm 2017). Năm 2018, tuy năng suất cao nhưng giá ớt xuống thấp nên lãi thuần thu được từ giống G2 cao nhất là 41,614 triệu đồng (An Quý) đến 58,864 triệu đồng/vụ/ha. Giá trị hiệu quả/ngày công lao động đạt 350.000 đồng/ngày, tương đương với hiệu quả vốn đầu tư 5,13 lần, vượt đối chứng G3từ 18,55% đến 38,4%.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2011). QCVN 01-64:2011/BNNPTNT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ớt.

    Bộ NN&PTNT (2014). QCVN 01- 60:2014/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) hại cây ớt của các thuốc trừ bệnh.

    Cục Thống kê tỉnh Thái Bình(2017). Niên giám thống kê huyện Quỳnh Phụ (2015-2017). Nhà xuất bản Thống kê.

    Nguyễn Thị Lan & Phạm Tiến Dũng (2016). Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Trần Khắc Thi, Đặng Hiệp Hòa, Tô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Xuân Điệp, Nguyễn Thị Hiền, Trương Văn Nghiệp, Nguyễn Trung Dũng, Trần Ngọc Hùng & Hà Viết Cường (2016). Nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai F1phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài, giai đoạn 2011-2015.

    Trần Minh Hải (2013). Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. tr. 507-515.

    Trương Thị Hồng Hải & Trần Thị Thanh (2017). Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt cay F1nhập nội trong vụĐông Xuân 2015-2016 tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 126(3C): 43-53.

    UBND huyện Quỳnh Phụ (2017). Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ năm 2015-2017.