GIẢM NGHÈO TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNHSÁCH

Ngày nhận bài: 22-08-2020

Ngày duyệt đăng: 29-09-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Chung, Đỗ, & Phi, Đặng. (2024). GIẢM NGHÈO TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNHSÁCH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(11), 1026–1035. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/739

GIẢM NGHÈO TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNHSÁCH

Đỗ Kim Chung (*) 1 , Đặng Xuân Phi 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dân tộc thiểu số, giảm nghèo, quan điểm, chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội

    Tóm tắt


    Hơn ba thập kỷ qua, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số với kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là nơi có tỷ lệ nghèo cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá quá trình giảm nghèo trong thời gian qua ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đề xuất các quan điểm, đổi mới chính sách và định hướng cho giảm nghèo cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trong thời gian tới. Kết quả phân tích chỉ rõ: mặc dù cả nước đã đạt được mục tiêu giảm nghèo qua các năm nhưng tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước lại tăng lên; Vẫn còn nhiều bất cập trong hệ thống chính sách sách giảm nghèo. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất phải đổi mới quan điểm giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: giảm nghèobền vững vàphải lấy con người làm trung tâm, tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số; Giảm nghèo đa chiều. Cần đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng giảm thiểu bao cấp, gắn đầu tư công với kết quả giảm nghèo, phát huy sự tham gia của cơ sở, đảm bảo linh hoạt, hiệu lực và hiệu quả khi triển khai.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2019).Số liệu về Hộ nghèo, hộ cận nghèo qua các năm 2011, 2015 và 2019.

    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2016).Số liệu nguồn lực cho các chương trình giảm nghèo qua các giai đoạn 2001-2005, 2006-2010, 2011-2015.

    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2020).Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

    Bộ Tài Chính (2019).Số liệu nguồn lực cho các chương trình giảm nghèo qua các giai đoạn 2001-2005, 2006-2010, 2011-2015.

    Bộ Kế hoạch đầu tư (2019).Số liệu đầu tư cho các chương trình giảm nghèo.

    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2019).Quyết định Số: 1052/QĐ-LĐTBXH ngày 29/7/2019 về công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

    Đảng ủy khối các doanh nghiệp Trung ương và mặt trận tổ quốc Việt Nam (2015).Các doanh nghiệp tham gia giảm nghèo.

    ĐỗKim Chung (2016).Nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể về kinh tế - xã hội của các chương trình mục tiêu xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2015. Đề tài cấp nhà nước- Mã số: KHCN-TB.07X/13-18- thuộc Chương trình KHCN phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc.

    Ngân hàngChính sách Xã hội (2016).Báo cáo kết quả hỗ trợ tín dụng trong các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua các giai đoạn 2001-2005, 2006-2010, 2011-2015, Hà Nội.

    Tổng cục Thống kê (2016). Số liệu điều tra dân số năm 2015, Hà Nội.

    Tổng cục Thống kê (2020). Số liệu điều tra dân số năm 2019, Hà Nội.

    Uỷ Ban dân tộc (2020a).Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hộivùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2020.

    Uỷ ban dân tộc (2020b). Báo cáo ra soát các chính sách giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội.