KÌM HÃM SỰ RA HOA CỦA GIỐNG THUỐC LÁ K326 BẰNG CHIẾU SÁNG BỔ SUNG, QUANG GIÁN ĐOẠN VÀ CẮT THÂN

Ngày nhận bài: 24-06-2013

Ngày duyệt đăng: 22-09-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Vân, N., & Tấn, H. (2024). KÌM HÃM SỰ RA HOA CỦA GIỐNG THUỐC LÁ K326 BẰNG CHIẾU SÁNG BỔ SUNG, QUANG GIÁN ĐOẠN VÀ CẮT THÂN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(5), 629–634. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/66

KÌM HÃM SỰ RA HOA CỦA GIỐNG THUỐC LÁ K326 BẰNG CHIẾU SÁNG BỔ SUNG, QUANG GIÁN ĐOẠN VÀ CẮT THÂN

Nguyễn Văn Vân (*) 1, 2 , Hoàng Minh Tấn 3

  • 1 Viện Kinh Tế Kỹ thuật Thuốc lá
  • 2 Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 3 Hội Sinh lý Thực vật Việt Nam
  • Từ khóa

    Cắt thân, thuốc lá, quang chu kỳ, quang gián đoạn, ra hoa

    Tóm tắt


    Ra hoa sớm là hiện tượng không được mong muốn ở cây thuốc lá vì làm giảm năng suất và chất lượng thuốc lá nguyên liệu. Nghiên cứu này được tiến hành để tìm ra các giải pháp có thể trì hoãn khả năng ra hoa và hạn chế sự ra hoa không cần thiết của cây thuốc lá. Thí nghiệm được tiến hành trên giống thuốc lá K326 được xử lý quang chu kỳ ngày dài (chiếu sáng bổ sung 4 giờ/ngày - tương đương 16 giờ sáng/8 giờ tối), quang gián đoạn (chiếu sáng 1 giờ vào giữa đêm), và biện pháp cắt thân cây tạo chồi mới, để kìm hãm thời gian ra hoa của cây thuốc lá. Kết quả các thí nghiệm cho thấy: quang chu kỳ ngày dài và quang gián đoạn đã có tác dụng kích thích sinh trưởng thân, lá và ức chế mạnh mẽ sự ra hoa của thuốc lá. Nếu thực hiện quang gián đoạn hoặc quang chu kỳ ngày dài liên tục từ 10 ngày sau trồng cho đến khi cây ra hoa thì có thể kìm hãm thời gian ra hoa của thuốc lá K326 lên đến 28-30 ngày. Việc cắt thân để tạo thân mới từ chồi nách ở vị trí lá số 5 và số 10 đã làm tăng số lá, kích thước lá và năng suất so với không cắt thân và kìm hãm sự xuất hiện hoa khoảng 8 ngày.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa (2007).Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho thuốc lá. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

    Mc Daniel C. N. (1996). Regulation of node number in Nicotiana tabacumL. Plant Journal, 9: 75-77.

    Mc Daniel C, N (1996). Developmental physiology of floral initiation in Nicotinana tabacumL. J. exp. Biology 47: 110-115.

    Đặng Văn Đông (2006). Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống, nhiệt độ và ánh sáng đến chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa cúc (Chrysanthemumsp). Luận ántiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Lincol Taiz and Eduardo Zeiger (1998). Plant physiology. Sinauer Associates. Inc. Publishers, Masachusetts,USA.

    Singer S. R, Daniel C.N. (1986). Floral development in the terminal and axillary buds of Nicotiana tabacumL. Developmental Biology 118: 587-592.

    Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình Sinh lý thực vật. NXB Nông nghiệp