MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆPTRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN

Ngày nhận bài: 25-02-2020

Ngày duyệt đăng: 13-04-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Nga, V., & Cường, T. (2024). MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆPTRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(3), 230–237. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/654

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆPTRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN

Vũ Thị Hằng Nga (*) 1 , Trần Hữu Cường 1

  • 1 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Liên kết, hộ nông dân, doanh nghiệp, sản xuất, tiêu thụ, nông sản

    Tóm tắt


    Liên kết trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp luôn là hướng đi được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, mối liên kết nàycòn được đề cập đến khá ít trong các vấn đề lý luận. Do đó, nghiên cứu này góp phần đưa ra các nhận định, đánh giá để lựa chọn các khái niệm, thuật ngữ, nội dung về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thông qua việc thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin thứ cấp, một số khái niệm, thuật ngữ liên quan được đề cập đến dưới các góc độ khác nhau như hộ nông dân, doanh nghiệp, và liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, nội dung cơ bản của liên kết nhấn mạnh về lĩnh vực và hình thức liên kết, cấu trúc tổ chức, quy tắc ràng buộc, quản trị thực hiện và những kết quả, hiệu quả mang lại từ liên kết. Đồng thời, nghiên cứu thảo luận giả thuyết về hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến liên kết này, gồm nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong (đặc điểm của hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia liên kết, đặc điểm của sản phẩm nông sản, mức độ phức tạp của quá trình tham gia liên kết, lợi ích từ liên kết, thiếu cơ hội liên kết và rủi ro về giá). Với một số nhận định lý luận về liên kết, nghiên cứu này sẽ đóng góp cho các nghiên cứu có chủ đề liên quan trong tương lai.

    Tài liệu tham khảo

    Đỗ Thị Nga (2016). Cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên. 17: 62-68.

    Ellis (1998). Household strategies and Rural Livelihood Diversification. Journal of Development Studies. 35(1): 1-38.

    Fabbe-Costes N. & Jahre M. (2008). Supply Chain Integration Improves Performance. A review of the Evidence. The International Journal of Logistics Management. 19(2): 130-154.

    Hà Xuân Thọ (2016). liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sản xuất cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Tây Nguyên, Tây Nguyên.

    Hồ Quế Hậu (2012). liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và nông dân Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

    Hồ Thanh Thủy (2017). Vai trò của liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Giáo dục lý luận. 269 + 270: 34-40.

    Key Hay N. & Runsten D. (1999). Contract farming, smallholders and rural development in Latin America: The organization of agroprocessing firms and the scale of outgrower production, World Development. 27(2).

    Immaculate Omondi, Elizaphan J.O. Rao Aziz A., Karimov Isabelle Baltenweck (2017). Processor linkages and farm household productivity: Evidence from Dairy Hubs in East Africa, https://doi.org/10.1002/agr.21492, first published: 07 February 2017.

    Lê Hữu Ảnh, Trần Hữu Cường, Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Văn Song, Chu Thị Kim Loan, Đỗ Quang Giám, Bùi Thị Nga, Nguyễn Quốc Oánh & Bùi Văn Trịnh (2017). Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Báo cáo đề tài cấp Bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Luu Tien Dung (2015). Efficiency of Economic linkage between enterprises and farmers in the Southeast region: The current situation and affecting factors. Conference paper, publication at: https://www.re searchgate.net/publication/268980866. Retrospective date: July, 2015.

    Maskell (2005). Myopia, knowledge development and cluster evolution. Journal of Economic Geography. 7(2007): 603-618. Available at: doi:10.1093/ jeg/lbm020.

    Nguyễn Anh Trụ, Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Kim Hoa, Nguyễn Văn Phương & Trần Hữu Cường (2012). Linkages in production and distribution of exported vegetables: Perspectives of farmers and firms in Luc Nam district, Bac Giang province, Vietnam. Journal of the International Society for Southeast Asian Agricultural Sciences (ISSAAS). 18(1) :113-130.

    Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2005). Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định số 80/2002/ QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh tế Thương mại (ICTC), Bộ Thương mại - Viện nghiên cứu thương mại, Hà Nội.

    Quốc hội (2014). Luật Doanh nghiệp, Luật số 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014.

    Shepherd (2001). Contract Farming: partnership for growth. FAO Agricultural Services Bulettin 145, Rome. http://www.fao.org/3/y0937e/y0937e00.pdf

    Sukhpalsingh (2002). Contracting Out Solutions: Political Economy of Contract Farming in the Indian Punjab, World Development. 30(9): 1621-1638.

    Trần Đức Thịnh (1984). Liên kết kinh tế trong nghề nuôi ong. Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

    Trần Hữu Cường (2009). Phát triển và liên kết thị trường nông sản: Cơ sở lý luận và thực tiễn tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 7(4): 515-526.

    Trần Thị Thanh Nhàn (2006). Giới thiệu một trường hợp thất bại trong thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản. Hội thảo: Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng - 30 trường hợp điển hình, Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn - Ngân hàng Phát triển Châu Á, Hà Nội.

    Van der Vaart T. & van Donk D. (2008). A critical review of survey-based research in supply chain integration. International Journal of Production Economics. 111(42): 42-55.