Ngày nhận bài: 17-12-2019
Ngày duyệt đăng: 03-02-2020
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP TỈA QUẢ VÀ VẬT LIỆU BAO QUẢ TỚI KÍCH THƯỚCVÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ GIỐNG TÁO 05 (Ziziphusmauritiana Lamk.)
Từ khóa
Táo, hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số, sâu bệnh, lãi thuần, hàm lượng axit tổng số
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc tỉa thưa quả và vật liệu bao quả tới kích thước, chất lượng quả, tỷ lệ quả hỏng do sâu, bệnh hại giống táo 05. Hai thí nghiệm độc lập được tiến hành trên cây táo 3 năm tuổi và được thiết kế theokhối ngẫu nhiên hoàn chỉnh có 04 công thức và 03 lần nhắc lại. Công thức tỉa quả gồm tỉa 10%, 20%, 30% số quả trên cây và không tỉa (đối chứng). Công thức bao quả gồm: túi nilon, túi xốp, giấy dầu và không bao (đối chứng). Kết quả cho thấy, tỉa quả làm tăng kích thước, khối lượng quả và hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số (TSS) và giảm hàm lượng axit tổng số (TA). Tỉa 30% cho khối lượng quả lớn nhất (99,36g), TSS cao nhất (17,2 oBrix), TA thấp nhất (0,180%), giảm năng suất (37,8 kg/cây) và tăng lãi thuần (772.000 đồng/cây). Bao quả bằng túi nilon và túi xốp làm tăng kích thước quả, với khối lượng đạt lần lượt 114,30 g và 107,30 g, tăng 25,3% và 17,7% so với đối chứng. Túi xốp cho năng suất và lãi thuần cao thứ hai, đạt 44,7 kg/cây và 1.001.000 đồng/câyvà không ảnh hưởng tới TSS (17,02%).Túi nilon làm giảm TSS (15,69%) nhưng cho năng suất và lãi thuần cao nhất, đạt 47,8 kg/cây và 1.258.000 đồng/cây.Vì vậy, việc ứng dụng vật liệu bao quả vào sản xuất, túi nilon và túi xốp, có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế.
Tài liệu tham khảo
Biswas M., Azad A., Ahmed A. & Hossain A. (1989). Effect of fruit thinning on fruit size, yield and quality of Guavacv. ‘Kazipiara’ [in Bangladesh]. Bangladesh Horticulture (Bangladesh).
Bộ Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn (2019). Quyết định về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cerniauskiene J., Kulaitiene J., Danilcenko H., Jariene E. & Jukneviciene E. (2014). Pumpkin fruit flour as a source for food enrichment in dietary fiber. Notulae Botanicae Horti Agrobotanici Cluj-Napoca.42(1): 19-23.
Chen Y., Zhao Z., Zhao J. & Liu M. (2016). Expression profiles of genes and enzymes related to ascorbic acid metabolism in fruits of Ziziphus jujubaMill.‘Jinsixiaozao’. Frontiers of Agricultural Science and Engineering.3(2): 131-136.
Ciceoi R., Dobrin I., Mardare E.Ş., Dicianu E.D. & Stanica F. (2017). Emerging pests of Ziziphus jujubacrop in romania. Sci. Papers Ser. B Hortic.61: 143-153.
Greene D.W. (2007). The effect of prohexadione-calcium on fruit set and chemical thinning of apple trees. HortScience.42(6): 1361-1365.
Jayasena V. & Cameron I. (2008). °Brix/acid ratio as a predictor of consumer acceptability of Crimson Seedless table grapes. Journal of Food Quality.31(6): 736-750.
Lê Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền., Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thanh Hằng & Lê Thị Lan Chi (2007). Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Lê Văn Bé, Nguyễn Thành Nhân & Trương Hoàng Ninh (2014). Xây dựng mô hình thâm canh cây chuối tại huyện long mỹ, tỉnhhậu giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.tr. 1-5.
Li J.W., Ding S.D. & Ding X.L. (2005). Comparison of antioxidant capacities of extracts from five cultivars of Chinese jujube. Process Biochemistry.40(11): 3607-3613.
Michels T. & Normand F. (2004). Fruit thinning improves fruit quality and lessen alternate bearing in strawberry guava (Psidium cattleianum).International Symposium on Tropical and SubtropicalFruits. Fortaleza, Brazil. 8p. 12-17 September 2004.
Mirzaee M. R. (2014). An overview of jujube (Zizyphus jujuba) diseases. Archives of Phytopathology and Plant Protection.47(1): 82-89.
Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Xuân Thưởng, Nguyễn Quốc Hùng, Đào Quang Nghị, Đinh Thị Vân Lan& Hoàng Thị Minh Lý (2018). Báo cáo Khoa học kết quả thực hiện Đề tài: "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống táo 05 tại Hưng Yên". Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên.
Nguyễn Văn Tuất, Bùi Thị Huy Hợp, Đỗ Hồng, Đào Quang Nghị, Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Long & Lê Thị Liên (2015). Quy trình sản xuất ổi antoàn. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Payne R.W. (2009). GenStat. Wiley Interdisciplinary Reviews: Computational Statistics.1(2): 255-258.
Rasouli M., Khademi O. & Asadi W. (2020). The Impact of New Blossom Thinners and Hand-thinned on Fruit Quality and Quantity in Peach cv. Alberta and Nectarine cv. Sun King. International Journal of Fruit Science. pp. 1-17.
Trương Huỳnh Ngọc & Nguyễn Thị Thu Cúc (2010). Côn trùng gây hại cây vú sữa (Chrysophyllum cainito L.) Trên một số địa bàn vùng đồng bằng sông cửu long và đặc điểm sinh học của sâu róm Euproctis subnotata (Walker) (Lepidoptera: limantriidae). Tạp chí Khoa học. 13: 11.
Yingying C., Zhihui Z., Jin Z. & Mengjun L. (2016). Expression profiles of genes and enzymes related to ascorbic acid metabolism in fruits of Ziziphus jujubaMill. ‘Jinsixiaozao’. Frontiers of Agricultural Science and Engineering.3(2): 131-136.
Zhen-Gui O. (2008). Study on Suitable Fruit Load of Pearl Guava [J]. Journal of Anhui Agricultural Sciences.35.