Ngày nhận bài: 30-07-2018
Ngày duyệt đăng: 20-09-2018
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SINH HÓA MÁU CỦA VỊT CỔ LŨNG
Từ khóa
Sinh lý, sinh hóa máu, vịt Cổ Lũng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt Cổ Lũng 8 tuần tuổi nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Sáu mươi mẫu máu từ 60 cá thể vịt (30 trống và 30 mái) được sử dụng để lấy mẫu máu. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của vịt thí nghiệm biến động trong giới hạn sinh lý bình thường. Số lượng hồng cầu (RBC) của vịt Cổ Lũng thí nghiệm là 2,82 triệu/mm3, hàm lượng hemoglobin (Hb) 12,18 g%, dung tích hồng cầu (HCT) 44,30%, số lượng tiểu cầu (PLC) 23,85 nghìn/mm3. Các chỉ số wintrobe gồm thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) đạt 158,60fL, khối lượng hemoglobin trong một hồng cầu (MCH) đặt 43,44 pg và nồng độ hemoglobin (MCHC) là 27,98 g/dl. Trong tổng số lượng bạch cầu 39,72 nghìn/mm3, tỷ lệ các loại bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu lần lượt là 7,06; 3,06; 24,43; 12,08 và 53,35%. Không có sự khác nhau giữa vịt trống và vịt mái về các chỉ số sinh hóa máu, ngoại trừ α2-globulin. Hàm lượng albumin của vịt thí nghiệm là 17,61 g/l, protein tổng số là 34,12 g/l. Hàm lượng các tiểu phần protein như α1-globulin, α2-globulin, β-globulin và γ-globulin lần lượt là 3,01; 7,47; 4,02 và 1,00 g/l.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Ban (2000). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của vịt Cỏ, Khaki Campbell và con lai F1 nuôi chăn thả ở Thanh Liêm, Hà Nam, Luận ánTiến sỹ sinh học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
Đặng Vũ Hòa (2015). Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3). Luận ánTiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
Nguyễn Thị Minh (2001). Nghiên cứu một số tính năng sản xuất và chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trong việc bảo tồn quỹ gen dòng vịt Cỏ màu cánh sẻ. Luận ántiến sỹ nông nghiệp, Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp.
Lương Thị Thủy, Nguyễn Đức Hưng, Lê Đức Ngoan (2008). Một số chỉ tiêu sinh lý máu, khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt của con lai (ngan × vịt) nuôi tại các vùng sinh thái ở tỉnh Quảng Nam. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 49: 191-198.
Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi và Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản nông nghiệp.
Châu Thị Huyền Trang, Hồ Kim Ngọc, Phan Thị Thúy Quỳnh (2014). Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của giống vịt xiêm địa phương (Carina Moschata Domesticus) nuôi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, số nông nghiệp, tr. 1-7.
Bounous D.L., Stedman N.L. (2000). Normal avian hematology: Chicken and Turkey. In: Schalm’ sveterinary hematology. 5th Ed. Lippincott Williams & Wilkins. Philadelphia, pp. 1147-1153.
Campora C., Freeman k. P., Lewis. F. I., Gibson. G., Sacchini. F., Sanchez-Vazquez. M. J. (2011). Determination of haematological reference intervals in healthy adult greyhounds. J. Small Anim Pract., 52(6): 301-309.
Everds N. E. (2006). Haematology of the laboratory mouse. In: Foster H. L, Small. J. D and Fox. J. G (Eds). The mouse in Biomedical Research.2nd Edition. Elsevier Amsterdam, 3: 133-170.
Forbes N., Ruben. D. S and Brayton. C. (2009). Mouse clinical pathology: Haematology controlling variables that influence data. Phenotying core.Department of molecular and comparative pathobiology.John Hopkins University School of medicine. Baltimore. Maryland. USA.
Gladbach A., Gladbach D. J and Quillfeldt P. (2010). Variation in leucocyte profiles and plasma biochemistry are related to different aspects of parental investment in male and female Upland geese Chloephaga picta leucoptera. Comp Biochem Physiol A Mol Integr Physiol., 1562: 269-277.
Ismoyowati M. Sami and M. Mufti. (2012). Different haematological condition, immune system and comfort of Muscovy duck and local duck reared in dry and wet seasons. Animal Production, 14: 111-117.
Mesa-Sanchez I., Zaldivar-Lopez S., Couto C.G., Gamito-Gomez. A., Granados-Machuca M.M., Lopez-Villalba I., Galan-Rodriguez A. (2012). Haematological, blood gas and acid-base values in the Galgo Espaňol (Spanish greyhound). J. Small. Anim Pract., 53(7): 398-403.
Mulley R.C. (1979). Haematology and blood chemistry of the black duck (Anas superciliosa). Journal of Wildlife Diseases, 15: 437-441.
Mulley R. C. (1980). Haematology of the wood duck (Anas superciliosa). Journal of Wildlife Diseases, 16: 271-273.
Okeudo N.J., I.C. Okoli and G.O.F. Igwe (2003). Hematological Characteristics.of Ducks (Cairina moschata) of Southeastern Nigeria. Tropicultura, 2: 61-65.
Olayemi F.O. and Arowolo R.O.A. (2009). Seasonal Variations in the Haematological Values of the Nigerian Duck (Anas platyrhynchos). International Journal of Poultry Science, 8(8): 813-815.
Reagan W.J., Poitout-Belissent. F.M. and Rovira. A.R.I. (2010). Design and methods used for preclinical haematoxicity studies. Pages 71-77. In:Weiss. D. J and Wardrop. K. J. (Eds). Schalm’s veterinary hematology.6thedition.Wiley-Blackwell. Iowa.
SAS Institute Inc. (2005). SAS TM 9.1.3 User’s Guide. Cary, NC: SAS Institute Inc.
Schäfers A., Meierhans. S., Sauter-Louis. C., Hartmann. K., Hirschberger. J. (2013). Reference values for haematological and clinical-chemical parateters in tho dog. Tierarztl Prax Ausg K Kleintiere Heimtiere, 41(3): 163-172.