HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC, TRẦM TÍCH HỒ TÂY(HÀ NỘI) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Ngày nhận bài: 24-04-2018

Ngày duyệt đăng: 16-08-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Tiên, N., Vân, N., Nguyên, V., Thoa, K., Tuân, N., & Vạn, K. (2024). HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC, TRẦM TÍCH HỒ TÂY(HÀ NỘI) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(5), 464–472. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/463

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC, TRẦM TÍCH HỒ TÂY(HÀ NỘI) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Nguyễn Thị Hạnh Tiên (*) 1 , Ngô Sỹ Vân 1 , Vũ Thị Hồng Nguyên 1 , Kim Thị Thoa 1 , Nguyễn Đức Tuân , Kim Văn Vạn 2, 3

  • 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
  • 2 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chất lượng nước, bùn đáy, Hồ Tây

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm (1) đánh giá chất lượng nước và trầm tích (bùn đáy) và (2) đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sảnHồ Tây. Mẫu nước và bùn đáy được thu ở 10 điểm vào mùa khô và mùa mưa năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước Hồ Tâyhiện nay chưa thỏa mãn yêu cầu chất lượng nước sử dụng cho mục đích bảo tồn động vật thủy sinh theo QCVN08-MT:2015/BTNMT (A1). Các thông số về BOD5, COD và PO43-,TSS cao hơn giới hạn cho phép. Hàm lượng Chlorophyll a và tổng nitơ cao cho thấy chất lượng nước hồ đang ở dạng phú dưỡng và siêu phú dưỡng. Hàm lượng kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, Cu, As, Zn) trong nước,dầu trong nước, hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd) trong trầm tích nằm trong giới hạn cho phép. Trầm tích Hồ Tâycó môi trường trung tính-kiềm yếu, oxi hóa yếu.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). QCVN 08-MT:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

    Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). QCVN 43:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.

    CarlJ. Lorenzen(1967). Determination of Chlorophyll and Pheo-Pigments: Spectrophotometric Equations. Limnology and Oceanography, 12(2): 343-346, DOI: 10.4319/lo.1967.12.2.0343

    Ha Thu Le, Huong Thi Thuy Ngo (2013). Cd, Pb, and Cu in water and sediments and their bioaccumulation in freshwater fish of some lakes in Hanoi, Vietnam, Toxicological & Environmental Chemistry, 95:8, 1328-1337, DOI: 10.1080/02772248.2013.877462

    Hakanson L., Bryhn A.C., Hytteborn J.K (2007). On the issue of limiting nutrient and predictions of Cyanobacteria in aquatic systems. Science of the Total Environment, 379: 89-108.

    Hồ Thanh Hải, Nguyễn Khắc Đỗ, Phan Văn Mạch, Cao Thị Kim Thu (2001). Chất lượng môi trường nước Hồ Tây. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 437-445.

    Vũ Đăng Khoa (1996). Cơ sở sinh thái học để bảo vệ môi trường phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở Hồ Tây-Hà Nội, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Sinh học, Viện sinh thái tài nguyên vi sinh vật.

    Luu Lan Huong, Bui Thi Hoa, Do Van Thanh, Nguyen Thi Thanh Nga (2008). The current state on water quality, eutrophication and biodiversity of West Lake (Hanoi, Vietnam), http://wldb.ilec.or.jp/ data/ilec/ WLC13_Papers/others/48.pdf

    Trần Nghi (2013). Trầm tích học. Nhà xuất bảnĐại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

    Nguyễn Thị Bích Ngọc, Vũ Duy An, Lê Thị Phương Quỳnh, Nguyễn Bích Thủy, Lê Đức Nghĩa, Dương Thị Thủy và Hồ Tú Cường(2017). Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ,55(1): 84-92.

    Hoàng Văn Thắng và Bùi Hà Ly (2016). Các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái Hồ Tâytrong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Môi trường, 10.

    Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2012). Đề án “Điều tra đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây; đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây”, do UBND quận Tây Hồ và Ban quản lý Hồ Tâyquản lý và thực hiện.