SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT NỔI CHỈ THỊ CHO MỨC ĐỘ DINH DƯỠNG KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 08-09-2016

Ngày duyệt đăng: 25-11-2016

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hà, N., Yến, T., Dũng, Đinh, Nguyên, Đỗ, & Huy, T. (2024). SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT NỔI CHỈ THỊ CHO MỨC ĐỘ DINH DƯỠNG KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11), 1753–1763. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/330

SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT NỔI CHỈ THỊ CHO MỨC ĐỘ DINH DƯỠNG KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà (*) 1 , Tạ Thị Hải Yến 1 , Đinh Tiến Dũng 2 , Đỗ Thuỷ Nguyên 1 , Trịnh Quang Huy 1

  • 1 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Phân tích và Chuyển giao Công nghệ Môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp
  • Từ khóa

    Động vật nổi, chỉ số tình trạng dinh dưỡng (TSI), kênh mương thuỷ lợi

    Tóm tắt


    Động vật nổi là sinh vật không những phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng thông qua tảomà cònkiểm soát mức độ dinh dưỡng nhờ tiêu thụ tảo. Nghiên cứu được tiến hành với 16 đối tượng kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Gia Lâm có mức dinh dưỡng khác nhau để chứng minh mối quan hệ này. Nhiều kênh mương nghiên cứu bị nhiễm bẩn do ảnh hưởng của các nguồn thải, tình trạng dinh dưỡng ở mức trung bình đến cao (60 - 100 điểm). Trong thời gian tháng 1 - 5 năm 2015 đã xác định được 71 loài động vật nổi trong đó Rotatoria chiếm ưu thế cả về số lượng loài (39 loài) và mật độ (> 70%). Mức độ đa dạng ở mức trung bình ở dinh dưỡng trung bình (H’ trong khoảng 2,52 ở mức TSI 60 - 80) và giảm thấp ở mức dinh dưỡng cao (H’trong khoảng 1,83 ở mức TSI 80 - 100). Các loài thích hợp ở mức dinh dưỡng thấp (TN < 7 mg/l và TP < 0,4 mg/l) gồm có Brachionus budapestinensis, B. falcatus, B. forficula, Keratella tropica(Rotatoria); Sida crystallina, Ceriodaphnia quadraugula(Cladocera). Các loài thích hợp với mức dinh dưỡng trung bình đến cao gồm có Ceriodaphnia laticaudata, Alona davidi(Cladocera); Eucyclops serrulatus, Ectocyclops phaleratus(Copepoda). Chúng là những loài có khả năng trở thành sinh vật chỉ thị cho mức độ dinh dưỡng của nước tương ứng,là sinh vật nhạy cảm và sinh vật chống chịu dinh dưỡng.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2015). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2014 - Môi trường nông thôn, Nhà xuất bản Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

    Dương Trí Dũng, Nguyễn Hoàng Oanh (2011). Đặc điểm động vật nổi trên kênh, rạch ô nhiễm ở Cần Thơ vào mùa khô, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 30: 108 - 116.

    Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh và Nguyễn Quốc Việt (2007). Chỉ thị sinh học môi trường, Nhà xuất bản Giáo Dục.

    Nguyễn Thị Kim Liên, Diệp Ngọc Gái, Huỳnh Trường Giang và Vụ Ngọc Út (2014). Thành phần động vật nổi trên sông Hậu, đoạn thuộc tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng vào mùa khô, Tạp chí khoa học, Trường đại học Cần Thơ, số chuyên đề Thủy sản, 2: 284 - 291.

    Vũ Trung Tạng (2009). Sinh thái học các hệ sinh thái nước, Nhà xuất bản Giáo dục.

    Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980). Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

    Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên (2002). Thuỷ sinh học các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

    Carlson R.E. (1977). A Trophic State Index for Lakes, Limnol Oceanography, 22: 361 - 369.

    Dag O. Hessen, Tom Andersen, Pal Brettum and Bjørn A. Faafeng (2003). Phytoplankton contribution to sestonic mass and elemental ratios in lakes: Implications for zooplankton nutrition, Limnol. Ocean ogr.,48(3): 1289 - 1296.

    Scholten M.C. Th., E.M. Foekema, H.P. Van Dokkum, N.H.B.M. Kaag and R.G. Jak (2005). Eutrophication Management and Ecotoxicology, Springer Berlin Heidelberg.